-
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu -
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp -
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ
Nhiều ngân hàng, nhà mạng đã cảnh báo tình trạng lừa đảo chiếm đoạt sim, từ đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng |
Chiếm đoạt sim điện thoại: Chiêu thức cũ vẫn nhiều khách hàng sập bẫy
Mới đây, một khách hàng tại TP.HCM tá hỏa bởi khoản tiết kiệm online 2,1 tỷ đồng tại một ngân hàng thương mại bỗng dưng bốc hơi. Nguyên nhân là khách hàng này đã bị kẻ gian lừa đảo gọi điện, tự xưng là nhân viên nhà mạng đề nghị hỗ trợ nâng cấp sim, khách hàng làm theo và bị chiếm đoạt sim điện thoại.
Kẻ gian sau đó gọi lên tổng đài tự động của ngân hàng yêu cầu cấp lại tên đăng nhập Internet Banking. Tên đăng nhập tài khoản Internet Banking được gửi về email mà khách hàng đã đăng ký trước đó với ngân hàng.
Tiếp đó, tổng đài tự động của ngân hàng tiếp tục nhận được cuộc gọi từ số điện thoại khách hàng đăng ký báo quên mật khẩu và yêu cầu cấp mật khẩu mới. Ngay sau khi mật khẩu được cấp lại, số tiền tiết kiệm của khách hàng được tất toán và chuyển sang các tài khoản ở những ngân hàng khác..
Hiện vụ việc đã được ngân hàng chuyển sang cơ quan điều tra, song việc tiền gửi bỗng dưng bỗng hơi khiến khách hàng bức xúc, lo lắng, nhiều người gửi tiền khác cũng có tâm lý hoang mang.
Trao đổi với Báo điện tử Đầu tư, chuyên gia an ninh mạng Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Công nghệ của Công ty Công nghệ an ninh mạng Việt Nam NCS cho rằng, tình huống khách hàng mất 2,1 tỷ đồng khi gửi tiết kiệm này không phải do bảo mật của hệ thống ngân hàng hay nhà mạng có vấn đề mà nguyên nhân chủ yếu từ sự mất cảnh giác của người dùng.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Công nghệ của Công ty Công nghệ an ninh mạng Việt Nam NCS |
“Những vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng thời gian qua chủ yếu là các đối tượng lừa đảo đã có khá nhiều thông tin cá nhân của nạn nhân trước khi thực hiện lừa đảo. Ví dụ như trường hợp chiếm đoạt esim sau đó chiếm đoạt 2,1 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng là do kẻ lừa đảo đã có họ tên, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, từ đó dễ dàng đưa ra “kịch bản” để bẫy nạn nhân. Thật không may, những thông tin cá nhân như vậy hiện nay lại khá dễ dàng bị kẻ gian thu thập khi chúng ta tham gia giao dịch, trao đổi, mua bán hàng hoá qua mạng. Có thể nói, tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân trên internet là nguyên nhân quan trọng dẫn tới các vụ lừa đảo đang ngày một tràn lan hiện nay”, ông Vũ Ngọc Sơn khẳng định.
Thực tế, thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt sim điện thoại sau đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng không mới mà đã diễn ra thường xuyên vài năm nay, liên tục được các cơ quan chức năng và ngân hàng liên tục cảnh báo song vẫn không ít người dân bị lừa. Hồi tháng 6/2022, Công an quận Hà Đông, Hà Nội đã khởi tố một loạt đối tượng liên quan đến đường dây lừa đảo chiếm đoạt sim điện thoại sau đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng với tổng số tiền bị chiếm đoạt lên tới 10 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Minh Đức, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần an toàn thông tin CyRadar cho biết, ngân hàng là lĩnh vực bị tấn công mạng nhiều nhất với các thủ đoạn tấn công ngày càng đa dạng, tinh vi.
“So với các lĩnh vực khác, ngân hàng là lĩnh vực đầu tư bảo mật rất tốt. mặc dù vậy, với các cuộc tấn công nhắm vào người dùng, ngân hàng cũng không thể kiểm soát hết được vì phụ thuộc vào ý thức bảo mật, trình độ của từng khách hàng. Chính vì vậy, nhiều chiêu thức lừa đảo dù đã cũ nhưng vẫn nhiều khách hàng bị sập bẫy. Mặc dù các ngân hàng luôn đầu tư nhiều về bảo mật nhưng giải quyết dứt điểm tình trạng này rất khó vì liên quan đến ý thức cảnh giác bảo mật của người dùng là chủ yếu", ông Đức nói.
Bảo mật thông tin cá nhân: Chìa khóa vàng để bảo vệ tài khoản ngân hàng
TS Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho hay, tội phạm mạng trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gia tăng làm các ngân hàng hết sức đau đầu. Nhiều trường hợp khách hàng mất tiền trong tài khoản là do sự chủ quan của chính bản thân song ít nhiều thương hiệu ngân hàng cũng bị tổn hại. Chính vì vậy, bên cạnh ngân hàng thường xuyên phải tăng cường bảo mật, ông Hùng cho rằng, mỗi khách hàng phải luôn ý thức bảo vệ thông tin cá nhân của mình.
Đầu năm nay, Bộ Công an đã phát ra cảnh báo với người dân về hiện tượng các đối tượng tội phạm thực hiện thủ đoạn lừa chiếm đoạt quyền sử dụng Sim điện thoại cá nhân, từ đó chiếm đoạt mật khẩu tài khoản ngân hàng, ví điện tử... để chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng khuyến cáo người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, thực hiện các biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa, như kiểm tra thông tin, không truy cập các đường dẫn lạ. Đồng thời, tăng cường bảo mật cho sim điện thoại của mình, có thể bằng cách cài đặt mã PIN cho sim điện thoại theo hướng dẫn của nhà mạng, liên hệ tổng đài khóa sim ngay khi phát hiện thẻ sim trên máy điện thoại của mình bị vô hiệu hóa, nghi ngờ do bị chiếm đoạt quyền kiểm soát sim…
Theo các chuyên gia bảo mật, nguyên tắc đầu tiên của các đối tượng lừa đảo hiện nay là có trong tay một số thông tin nhất định để dễ dàng có được “niềm tin” của khách hàng. Trong khi đó, nhiều khách hàng vẫn vô tư chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng, biến mình thành miếng mồi cho lừa đảo.
Tất nhiên, để hạn chế cho rủi ro cho người dùng, nhà mạng và ngân hàng có thể siết lại quy trình bảo mật chặt chẽ hơn như vậy lại gây bất tiện cho người dùng. Giải pháp hữu hiệu nhất để phòng trách lừa đảo, theo ông Vũ Ngọc Sơn là người dùng cần ý thức về việc cung cấp thông tin cá nhân cho người khác khi trao đổi trên mạng.
"Người dùng cần áp dụng triệt để nguyên tắc: “không tin tưởng, luôn xác minh lại”. Theo đó mỗi khi nhận được 1 các cuộc gọi, tin nhắn, email từ phía ngân hàng, nhà mạng hay bất kỳ đơn vị nào thì cũng không vội tin ngay mà phải kiểm tra lại số điện thoại đó có phải của ngân hàng, nhà mạng.. hay không, không nên vội vàng làm theo hướng dẫn khi nhận được điện thoại", ông Sơn khuyến nghị.
-
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu -
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp -
Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025