-
Giả mạo email của Ngân hàng Nhà nước gửi link cập nhật sinh trắc học để lừa đảo -
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc gây thất thoát 937 tỷ đồng -
Gian nan thu hồi tài sản tham nhũng -
Hải Phòng cảnh báo lũ cấp 2 trên các sông, nhiều tuyến phố nội thành bị ngập -
Hưng Yên phát lệnh báo động III trên tuyến đê tả sông Hồng -
Quảng Nam mở lối cho 3 dự án kiện tụng kéo dài của Bách Đạt An
Phối cảnh dự án của Vimedimex tại thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội) được quảng cáo, giới thiệu trên mạng Internet |
Khu đất 504 tỷ đồng được định giá chỉ 334 tỷ đồng
Như Báo Đầu tư đã đăng tải thông tin, Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án Nhân dân cùng cấp để đưa ra xét xử Nguyễn Thị Loan, sinh năm 1970, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex (Công ty Vimedimex) cùng đồng phạm trong vụ sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội).
Trước đó, đầu năm 2023, Viện Kiểm sát đã ra cáo trạng truy tố 9 bị can trong vụ án này và chuyển hồ sơ vụ án sang Tòa án. Tuy nhiên, sau quá trình nghiên cứu hồ sơ, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, xem xét trách nhiệm của một số cá nhân có liên quan trong vụ án.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát vào đầu năm 2023, có 9 bị can bị truy tố về tội “vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”, quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 218, Bộ luật Hình sự gồm: Nguyễn Thị Loan; Nguyễn Quang Hưng, Phó tổng giám đốc Vimedimex, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Thanh Trì; Tạ Thị Vân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm; Nguyễn Xuân Đức, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Mỹ Đình, Tổng giám đốc Vimedimex 2; Nguyễn Thị Diệu Linh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn thẩm định giá và đầu tư Hà Nội (VVAI); Nguyễn Ngọc Thắng, Phó tổng giám đốc VVAI; Nguyễn Đức Phương, thẩm định viên VVAI; Trần Công Tuyên, Trưởng phòng Phòng Quản lý khai thác hạ tầng và giải phóng mặt bằng thuộc Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh; Vương Thị Thu Thủy, chuyên viên Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định, không có sự bàn bạc, thống nhất hạ thấp giá trị lô đất Dự án tại thôn Cổ Dương, nên không có căn cứ xử lý hình sự đối với ông Tùng và các cá nhân liên quan tại Chi cục.
Sau khi tiến hành điều tra bổ sung, Viện Kiểm sát đã ra cáo trạng mới, truy tố thêm 2 bị can là Bùi Thanh Huyền, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội) và Nguyễn Thị Cẩm Lê, cán bộ sở này, về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 360, Bộ luật Hình sự.
Cáo trạng nêu rõ, trong quá trình định giá đất để xác định giá khởi điểm làm cơ sở tổ chức đấu giá khu đất phía Đông Nam, thôn Cổ Dương, các bị can Nguyễn Diệu Linh, Nguyễn Ngọc Thắng, Nguyễn Đức Phương là thẩm định viên Công ty VVAI, có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong quá trình định giá đất khu đất nói trên, các bị can đã không định giá đất khách quan, mà theo đề nghị của Trần Công Tuyên và Vương Thị Thu Thủy, là cán bộ Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh, thống nhất cố ý hạ giá trị khu đất để ban hành Chứng thư định giá đất không đúng với giá trị thực tế.
Theo đó, giá trị khu đất được xác định là 504 tỷ đồng (tương đương 30 - 31 triệu đồng/m2), nhưng các bị can nói trên đã cố ý “dìm” xuống, chỉ còn 334 tỷ đồng. Việc này đã làm sai lệnh giá khởi điểm đưa vào đấu giá, tạo điều kiện cho các công ty tham gia đấu giá của Nguyễn Thị Loan thông đồng dìm giá và trúng đấu giá với giá trị thấp, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 135 tỷ đồng.
Hội đồng Thẩm định giá đất dễ dàng bị “qua mặt”
Liên quan tới vụ án, cáo trạng thể hiện, Hội đồng Thẩm định giá đất cụ thể TP. Hà Nội đã thống nhất phương án giá khởi điểm xác định đơn giá đất để đấu giá quyền sử dụng đất tại Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất phía Đông Nam, thôn Cổ Dương là 18,2 triệu đồng/m2.
Một số thành viên Hội đồng Thẩm định gồm: ông Lê Hồng Sơn, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng; ông Mai Xuân Vinh, Phó giám đốc Sở Tài chính, Thường trực Hội đồng; ông Phan Văn Đồng, Phó phòng Quản lý giá, Sở Tài chính; bà Bùi Thanh Hà, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp, Chi cục Quản lý đất đai (tham gia cuộc họp theo ủy quyền của ông Lê Tuấn Định, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường); ông Nguyễn Hoài Giang, Phó trưởng phòng Kinh tế và vật liệu xây dựng (Sở Xây dựng)...
Căn cứ vào chứng thư thẩm định giá của Công ty VVAI và tờ trình của Chi cục Quản lý đất đai, ông Lê Tuấn Định, khi đó là Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (hiện là Chủ tịch UBND quận Đống Đa) đã ký tờ trình kèm theo hồ sơ gửi Hội đồng Thẩm định giá đất cụ thể TP. Hà Nội về phương án xác định giá khởi điểm, trong đó xác định đơn giá khởi điểm là 17,6 triệu đồng/m2.
Sau khi tổ chức cuộc họp, các thành viên Hội đồng đã thống nhất điều chỉnh lại tổng diện tích sàn xây dựng; điều chỉnh chỉ tiêu vị trí phần tính toán doanh thu căn hộ và thương mại dịch vụ của tài sản so sánh; đồng thời xác định đơn giá đất là 18,2 triệu đồng/m2.
Chủ tịch Hội đồng Thẩm định, ông Lê Hồng Sơn, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội ký ban hành quyết định phê duyệt mức giá này làm giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất dự án tại thôn Cổ Dương.
Cơ quan điều tra đánh giá, không có căn cứ để xử lý hình sự đối với các cá nhân trên, do không có yếu tố vụ lợi; không biết giá trị khu đất đã bị đơn vị tư vấn cố ý hạ giá; không biết phiếu khảo sát của công ty thẩm định bị lập khống.
Tuy nhiên, Công an TP. Hà Nội đã có văn bản kiến nghị UBND TP. Hà Nội xem xét, có hình thức xử lý hành chính đối với ông Mai Xuân Vinh, do có một phần thiếu trách nhiệm.
Theo quy định, ông Vinh phải trực tiếp chủ trì, điều hành cuộc họp Hội đồng Thẩm định, nhưng đã ủy quyền cho ông Phan Văn Đồng. Sau đó, căn cứ vào báo cáo, ông Vinh đã ký biên bản cuộc họp, đồng thời ký văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội về xác định giá khởi điểm.
Nhiều vi phạm xảy ra tại Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội
Quá trình điều tra cũng xác định, trước khi Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Tuấn Định gửi tờ trình đến Hội đồng Thẩm định giá đất cụ thể TP. Hà Nội, nhiều vi phạm trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định giá đã xảy ra tại sở này.
Cụ thể, để được ký kết hợp đồng làm đơn vị thẩm định giá, nhóm thẩm định viên đã móc nối với Nguyễn Thị Cẩm Lê (cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội), sau đó nhờ Nguyễn Thế Hoàng Tùng (cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội, có nhiệm vụ tổ chức bốc thăm đơn vị tư vấn) hướng dẫn cách bốc thăm phiếu trúng, giúp Công ty VVAI được lựa chọn là đơn vị tư vấn xác định giá khởi điểm khu đất vào ngày 21/9/2020.
Cũng theo cơ quan tố tụng, do giá trị khu đất đã được thống nhất trước, nên nhóm thẩm định viên trao đổi với Bùi Thanh Huyền, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai, đưa ra dự thảo chứng thư sẽ phát hành, xác định giá trị khu đất khoảng hơn 284 tỷ đồng, sau đó được Giám đốc Công ty VVAI ký phát hành chính thức, với đơn giá tương ứng 17,6 triệu đồng/m2.
Do phải điều chỉnh giá trị này không đúng với giá trị thực tế khảo sát, để hợp thức chứng thư thẩm định giá đất, Linh chỉ đạo nhân viên lập khống 12 phiếu khảo sát (ghi ngày 24/8/2020) để làm căn cứ thẩm định giá.
Tuy các phiếu này được lập trước thời điểm được bốc thăm lựa chọn làm đơn vị tư vấn và không được điền đầy đủ thông tin về thửa đất là tài sản so sánh, nhưng Nguyễn Thị Cẩm Lê, Bùi Thanh Huyền không kiểm tra, thẩm định chứng thư, không phát hiện chứng thư đã được lập khống, chấp nhận các tài liệu và chứng thư thẩm định với giá thấp hơn giá thực tế rất nhiều.
Quá trình kiểm tra, cơ quan tố tụng xác định, không có căn cứ để xử lý ông Lê Tuấn Định, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội trong vụ án này, bởi ông Định không được các cá nhân tham gia đấu giá nhờ tạo điều kiện hạ giá khởi điểm; không biết phiếu khảo sát của Công ty VVAI bị lập khống.
-
Gian nan thu hồi tài sản tham nhũng -
Công ty BBC Hà Nội, Đất Việt trúng nhiều gói thầu phụ giá trị lớn -
Hải Phòng cảnh báo lũ cấp 2 trên các sông, nhiều tuyến phố nội thành bị ngập -
Hưng Yên phát lệnh báo động III trên tuyến đê tả sông Hồng -
Quảng Nam mở lối cho 3 dự án kiện tụng kéo dài của Bách Đạt An -
Nghệ An: Xử phạt một doanh nghiệp vi phạm trong khai thác khoáng sản -
Thi công mở rộng Quốc lộ 19 chậm, người dân khốn khó
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang