
-
Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết số 68 là “ngọn đuốc soi đường” cho doanh nghiệp tư nhân
-
Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam gặp gỡ Quỹ Cherie Blair tại Hà Nội
-
Ông Phạm Hữu Quốc được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tập đoàn Bamboo Capital
-
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tại Vesak 2025: Doanh nhân hiện đại và tinh thần Phật giáo trong thời đại mới
-
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam hành động thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân -
Grab Việt Nam có Giám đốc điều hành mới là người Việt
![]() |
Vũ Trọng Nghĩa, Nhà sáng lập Bizzi |
Tối ưu quy trình thu - chi
Cho đến bây giờ, Vũ Trọng Nghĩa vẫn không quên căn phòng chuyên xử lý hóa đơn của một chuỗi bán lẻ lớn, với hàng trăm chi nhánh trên cả nước. Năm 2021, khi lần đầu tới làm việc với chuỗi, anh đã chụp lại bức ảnh để làm kỷ niệm. Trong căn phòng ấy, hàng chục nhân viên ngày ngày cần mẫn xử lý các hóa đơn đầu vào (nhập hóa đơn, phân loại, đưa dữ liệu vào hệ thống). Mỗi tháng, có khoảng 100.000 hóa đơn phải xử lý.
“Việc nhập liệu thủ công dễ dẫn đến sai sót, gây khó khăn trong việc đối soát với phiếu nhập kho, nhưng lại không tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp”, Nghĩa phân tích.
Bằng cách triển khai phần mềm xử lý tự động hóa đơn đầu vào do Bizzi cung cấp, sau này, quy trình xử lý hóa đơn đầu vào của chuỗi đó được cải thiện đáng kể. Hệ thống phần mềm tự động bóc tách thông tin từ hóa đơn, đối chiếu với dữ liệu mua hàng và phiếu nhập kho, giúp giảm đến 80% thời gian xử lý hóa đơn so với cách làm thủ công. Chỉ trong 1 năm, chuỗi bán lẻ đã giải phóng được phòng xử lý hóa đơn, chuyển nhân sự sang công việc khác...


- Vũ Trọng Nghĩa
Với Bizzi, từ thành công của phần mềm xử lý tự động hóa đơn đầu vào, mỗi năm, start-up lại phát triển thêm các sản phẩm mới, như phần mềm quản lý công nợ, phần mềm quản lý chi phí doanh nghiệp... Tất cả đều dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để cập nhật dữ liệu theo thời gian thực, từ đó tối ưu quy trình thu - chi trong doanh nghiệp, giúp tổ chức kiểm soát, phân bổ chi phí đến từng phòng/ban, cá nhân.
Trong các giải pháp do Bizzi triển khai, Vũ Trọng Nghĩa tiết lộ, có những giải pháp, anh chủ động phát triển trước, đến thời điểm thích hợp sẽ đưa ra thị trường. Ví dụ, Luật Thuế giá trị gia tăng (năm 2024) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó yêu cầu hàng hóa, dịch vụ mua vào có giá trị dưới 20 triệu đồng đều cần chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Đến thời điểm hiện tại, Bizzi đã hoàn thiện nền tảng quản trị chi phí tích hợp sẵn thẻ tín dụng cho doanh nghiệp, sẵn sàng cùng doanh nghiệp đáp ứng những thay đổi của Luật mới.
Năm 2020, sau khi thành lập Công ty TNHH Bizzi Việt Nam, Nhà sáng lập đã bắt tay phát triển phần mềm xử lý tự động hóa đơn đầu vào. Đến năm 2021, hệ thống hóa đơn điện tử chính thức được triển khai, phần mềm của Bizzi được nhiều doanh nghiệp đưa vào sử dụng ngay lập tức, không cần đợi thử nghiệm.
Để có những động thái đón đầu như vậy, một phần do Nghĩa chủ động quan sát, tìm hiểu thông tin về thị trường; một phần khác là nhờ quá trình làm việc trong một quỹ đầu tư tại Mỹ, anh có cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoài. Anh nhận ra, vấn đề của doanh nghiệp ở đâu cũng vậy, nhưng trong khi doanh nghiệp nước ngoài có nhiều công cụ để hỗ trợ quản lý chi phí, thì thời điểm năm 2020, doanh nghiệp Việt vẫn chưa thể tiếp cận.
“Sứ mệnh của Bizzi là phát triển nhiều giải pháp tự động hóa quy trình tài chính, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, nâng cao hiệu suất hoạt động và bứt phá trong kỷ nguyên số. Tôi tin, nếu kiểm soát tốt về mặt tài chính, doanh nghiệp Việt có lợi thế cạnh tranh không thua kém các đối thủ trong khu vực”, Nghĩa khẳng định.
Chi phí chỉ bằng cốc trà sữa
Đến nay, sau hơn 5 năm phát triển, Bizzi đã có gần 2.000 khách hàng, trong đó có nhiều tập đoàn nội địa, tập đoàn đa quốc gia, ngân hàng, tổ chức tài chính, chuỗi bán lẻ lớn... Không chỉ doanh nghiệp lớn, mà các start-up, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể sử dụng hệ thống Bizzi với chi phí thấp.
Cụ thể, Bizzi phát triển hệ thống quản trị chi phí cho doanh nghiệp, với tên gọi Bizzi Expense - sản phẩm mà Nghĩa tâm đắc nhất và cũng tiêu tốn của anh nhiều thời gian nghiên cứu nhất. Đây là phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS), doanh nghiệp chỉ cần trả tiền theo tháng dựa trên số lượng người sử dụng.
“Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu ứng dụng hệ thống, chỉ cần 1 người đã đủ khả năng xử lý toàn bộ tác vụ tài chính của công ty, mức phí chỉ khoảng 79.000 đồng/người mỗi tháng, ngang với một cốc trà sữa hoặc một ly cà phê Starbucks”, Nghĩa nói.
Anh chia sẻ, nhiều nhà sáng lập start-up thường tập trung vào xây dựng sản phẩm, công nghệ hay bán hàng, nhưng thiếu quan tâm đến hệ thống kế toán - tài chính chuẩn mực. Trong khi đó, nếu chú trọng xây dựng hệ thống quản trị tài chính ngay từ đầu, nhà sáng lập không chỉ kiểm soát tốt dòng tiền, mà còn tăng khả năng gọi vốn từ nhà đầu tư, khi đã sở hữu bức tranh tài chính rõ ràng, minh bạch.
Dẫn số liệu từ một báo cáo của PwC, Nghĩa đánh giá, vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp Việt Nam đang kém hơn doanh nghiệp châu Á, chưa nói tới các quốc gia phát triển tại châu Âu, Mỹ... Doanh nghiệp Việt có chu kỳ tiền mặt cao hơn 9 ngày so với mức trung bình của châu Á. “Nếu kiểm soát tốt quy trình thu - chi, cải thiện vòng quay vốn lưu động, doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn vốn để phát triển, gia tăng sức cạnh tranh”, Nghĩa khẳng định.
Trong bối cảnh Việt Nam không ngừng thúc đẩy quy trình chuyển đổi số, thể hiện qua những quyết sách mạnh mẽ của Chính phủ cho đến nhu cầu đổi mới của doanh nghiệp, Nghĩa tin rằng, cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ nói chung và doanh nghiệp công nghệ tài chính (fintech) nói riêng vẫn còn rất lớn.
Bizzi dự kiến tiếp tục mở rộng các dịch vụ tài chính số, hướng tới mục tiêu không chỉ là một start-up trong lĩnh vực fintech đơn thuần, mà còn là đơn vị tiên phong “đặt tiêu chuẩn mới” cho hệ thống kiểm soát chi phí doanh nghiệp tại Việt Nam.
-
Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết số 68 là “ngọn đuốc soi đường” cho doanh nghiệp tư nhân
-
Doanh nhân Nguyễn Quốc Cường: Khát vọng xây dựng thương hiệu thật, giá trị thật
-
Nguyễn Văn Thiên Vũ, CEO Công ty cổ phần Đặc sản Kinh đô: Từ bầu trời công nghệ đến chiều sâu văn hóa
-
Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam gặp gỡ Quỹ Cherie Blair tại Hà Nội
-
Vũ Trọng Nghĩa, Nhà sáng lập Bizzi: Thay đổi cách kiểm soát "mạch máu" trong doanh nghiệp -
Ông Phạm Hữu Quốc được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tập đoàn Bamboo Capital -
Doanh nhân Nguyễn Lâm Vinh Dự, Tổng giám đốc KMS Technology: Đổi mới để dẫn dắt thị trường -
Nguyễn Trinh, Nhà sáng lập Bánh canh cá lóc cô Linh: Chọn học, chọn làm và chọn đứng lên -
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tại Vesak 2025: Doanh nhân hiện đại và tinh thần Phật giáo trong thời đại mới -
Doanh nhân Nguyễn Thị Ngọc Anh: Khi khó khăn, hãy vui vẻ và lạc quan để vượt qua -
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam hành động thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao