
-
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tại Vesak 2025: Doanh nhân hiện đại và tinh thần Phật giáo trong thời đại mới
-
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam hành động thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân
-
Grab Việt Nam có Giám đốc điều hành mới là người Việt
-
PGS-TS. Đặng Thị Mỹ Dung: Sáng tạo góp phần khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ khoa học toàn cầu
-
Doanh nhân Phan Công Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần STPower: Vươn mình cùng dòng chảy đất nước -
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest: Doanh nhân “xẻ dọc Trường Sơn”
![]() |
Nguyễn Trinh, Nhà sáng lập Bánh canh cá lóc cô Linh. |
Vừa làm công nhân, vừa học nghề bếp
Xuất phát điểm là công nhân trong một công ty giao hàng, nhưng Nguyễn Trinh luôn mơ về một tương lai xa hơn, mà ở đó, anh sẽ tự mở nhà hàng, tự làm chủ. Suy đi tính lại, chàng trai sinh năm 1994 quyết định học nghề bếp, vì tin rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ăn uống vẫn là nhu cầu cơ bản của con người.
Không được sự hậu thuẫn của gia đình, Trinh tự tiết kiệm tiền và đăng ký học nghề bếp trưởng điều hành tại một trường hướng nghiệp ở TP.HCM. Anh dần hiểu được kiến thức cơ bản, không chỉ về chế biến món ăn, mà còn cả cách tính chi phí sản phẩm, quản lý nguyên liệu, vận hành trong bếp.
Những ngày vừa học, vừa làm khiến Trinh mệt nhoài, nhưng anh luôn tự tin vào con đường phía trước. Kết thúc khóa học, anh mạnh dạn xin nghỉ việc ở công ty giao hàng để chuyển sang làm thuê cho các nhà hàng. Quá trình làm việc khiến anh nhận ra, có kiến thức là chưa đủ, cần phải trực tiếp va chạm thực tế để biến những kiến thức đã học thành “nguồn vốn riêng”.


- Nguyễn Trinh
Bước ngoặt diễn ra vào năm 2019, khi nhà hàng nơi Trinh làm việc dừng hoạt động. Thay vì tiếp tục đi làm thuê, anh cho rằng, đã đến lúc tự đứng trên đôi chân của mình. “Không phải bây giờ, thì là bao giờ?”, Trinh tự nói với chính mình.
Chỉ có 7 triệu đồng, Trinh không thể mở nhà hàng hay quán ăn. Anh bắt đầu bằng xe đẩy bán hamberger trên vỉa hè đường Ung Văn Khiêm (Bình Thạnh). Vẫn là những chiếc bánh hamberger, nhưng Trinh biến tấu bằng cách chế thêm nhiều loại nước sốt, như BBQ, teriyaki, me cay, chiligaram... Chỉ trong vòng 2 tháng, người dân xung quanh đã quen mặt với chàng thanh niên có nụ cười hiền lành, bên cạnh chiếc xe đẩy luôn tỏa mùi thơm phức.
Nhưng hamberger chỉ bán được trong khung 6 - 10 giờ sáng, thời gian còn lại, Trinh hoàn toàn rảnh rỗi. Anh quyết định biến căn phòng trọ của mình thành bếp ăn để bán đồ ăn online vào buổi trưa.
Tận dụng công thức làm sốt cho hamberger, Trinh tạo ra các món cơm và mì theo phong cách Malaysia, với nhiều hương vị. Để tìm kiếm khách hàng, Trinh phải học cách đăng bài trên các ứng dụng giao đồ ăn online. “Những ngày đó, chỉ có tôi và chiếc điện thoại, cứ quay cuồng với bán hamberger, rồi chuẩn bị đồ để bán ăn trưa, kiểm đơn, lên đơn. Có những hôm mệt mà không dám nghỉ…”, Trinh nhớ lại.
Ròng rã một năm như vậy, rồi Trinh bị chủ nhà lấy lại phòng trọ. Nhưng anh không xem đó là khó khăn, mà coi là cơ hội để nâng cấp mô hình. Từ bếp ăn online, Trinh thuê mặt bằng trên đường Nguyễn Xí (Bình Thạnh) để mở cửa hàng Cơm mì Malai, chuyên bán các món cơm, mì, hamberger. Sẵn nguồn khách quen online, cửa hàng hòa vốn chỉ trong 3 tháng. Tiền đề này giúp Trinh mở cửa hàng thứ 2 tại Thảo Điền.
Nhưng rồi Covid-19 ập tới, Trinh buộc phải đóng cửa hàng ở Thảo Điền. Anh duy trì 1 cửa hàng, cố gắng xoay xở để vượt qua giai đoạn khó khăn.
Đến năm 2023, Trinh mở lại cửa hàng thứ 2 tại đường Đặng Văn Ngữ (phường Phú Nhuận). Ngoài phục vụ nhu cầu “trưa nay ăn gì” hay đơn giản chỉ là “đổi vị” cho bữa cơm gia đình của thực khách, Cơm mì Malai còn đáp ứng được những đơn hàng với số lượng lớn cho các văn phòng, sự kiện, hội nghị...
Khát khao lan tỏa ẩm thực dân tộc
Tự nhận là người đam mê sáng tạo trong ẩm thực, nhưng đến một ngày, Trinh bất ngờ trước câu chuyện về một món ăn dân dã của Việt Nam - bánh canh cá lóc. Khi tham gia hội/nhóm những người làm về ẩm thực, anh biết đến cô Hoàng Thị Thúy Linh, người phụ nữ gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống, nhưng vẫn nuôi nấng đàn em và các con, chỉ bằng gánh bánh canh vỉa hè. Với Trinh, đó không chỉ là một câu chuyện, một cuộc đời...
“Tôi xin cô dạy tôi làm món bánh canh. Tôi muốn dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của mình, mang món bánh canh cá lóc đến nhiều người hơn. Nhưng không chỉ là bánh canh của quá khứ, mà là bánh canh đặt chất lượng lên hàng đầu, nâng tầm từng sợi bánh, lá hành... Bởi vì, ẩm thực Việt Nam xứng đáng được nâng tầm”, Trinh chia sẻ.
Để tri ân người thầy của mình, Trinh đặt tên nhà hàng là Bánh canh cá lóc cô Linh. Năm ngoái, anh khai trương cơ sở tại quận Bình Thạnh và năm nay tiếp tục mở thêm cơ sở tại quận Phú Nhuận.
Anh nói, mình không bán món ăn để làm cho khách hàng no bụng, mà bán sản phẩm chất lượng đi kèm trải nghiệm ăn uống vui vẻ. Cá lóc không dùng cá đông lạnh, mà là cá tươi, lọc xương tỉ mỉ, hấp chín để giữ trọn vị ngọt tự nhiên. Nước dùng được hầm từ xương cá, không cần bột tạo độ sánh. Khi khách bước vào nhà hàng, nhân viên chào hỏi thân thiện, thậm chí còn nhớ cả tên và sở thích nếu đó là khách quen. “Bán rẻ? Ai cũng làm được. Nhưng bán những điều tốt nhất - đó mới là cách để quán không bao giờ lo ế khách”, Trinh đúc kết.
Hiện tại, cả 4 nhà hàng của Trinh đều hoạt động ổn định. Anh không cần trực tiếp đứng bếp như trước đây, mà giao cho nhân viên lo liệu, để có nhiều thời gian lui về phía sau, tập trung vào hoạt động marketing, quản lý và vận hành.
Những lúc rảnh rỗi, Nhà sáng lập lại dành thời gian viết lách, chia sẻ kinh nghiệm qua mạng xã hội. Anh cho biết, sẵn sàng kết nối, hỗ trợ những bạn trẻ có mong muốn khởi nghiệp trong mảng nhà hàng. Riêng với thương hiệu Bánh canh cá lóc cô Linh, Trinh đã đóng gói xong mô hình và có thể chuyển giao miễn phí cho những cá nhân trong và ngoài nước - những người thật sự mong muốn phát triển bản thân, phát triển món ăn truyền thống Việt Nam.
“Không ai sinh ra đã giỏi. Quan trọng là bạn có chọn học, chọn làm và chọn đứng lên hay không”, nhà sáng lập 9x nhắn nhủ.

-
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tại Vesak 2025: Doanh nhân hiện đại và tinh thần Phật giáo trong thời đại mới
-
Doanh nhân Nguyễn Thị Ngọc Anh: Khi khó khăn, hãy vui vẻ và lạc quan để vượt qua
-
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam hành động thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân
-
Grab Việt Nam có Giám đốc điều hành mới là người Việt
-
Nguyễn Trinh, Nhà sáng lập Bánh canh cá lóc cô Linh: Chọn học, chọn làm và chọn đứng lên -
PGS-TS. Đặng Thị Mỹ Dung: Sáng tạo góp phần khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ khoa học toàn cầu -
Doanh nhân Đỗ Quang Vinh, Phó chủ tịch SHB, Chủ tịch SHS: Khi chọn số hóa là gạch nối thế hệ -
Bà Mai Kiều Liên: Ký ức từ lá thư đặc biệt đến “thuyền trưởng” thương hiệu sữa “quốc dân” tỷ đô -
Doanh nhân Phan Công Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần STPower: Vươn mình cùng dòng chảy đất nước -
Doanh nhân Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vietravel: Tiên phong đưa thương hiệu du lịch Việt vươn tầm toàn cầu -
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest: Doanh nhân “xẻ dọc Trường Sơn”
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược