-
Giám đốc Đào tạo Học viện Golf Jack Nicklaus: "Tôi mong được thấy nhiều golfer trẻ Việt Nam thi đấu trên đấu trường quốc tế"
-
Con trai thứ hai của bầu Hiển làm Chủ tịch Vietravel Airlines
-
Bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng giám đốc FWD Việt Nam
-
Tổng giám đốc Takeda Việt Nam Benjamin Ping và triết lý kinh doanh từ cây tre Việt Nam
-
Bảo Hưng sản xuất những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất -
Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo để hình thành lớp doanh nghiệp mới tiên phong
Trần Quang Vinh, Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Murror. |
Tấm gương phản chiếu nội tâm của người trầm cảm
“Thật lòng, tôi không bao giờ muốn Murror xuất hiện. Trong thế giới lý tưởng, Murror sẽ không cần tồn tại”, CEO Trần Quang Vinh trải lòng cùng Báo Đầu tư.
Ra mắt bản dùng thử vào tháng 11/2024 và được đón nhận bởi nhiều người trẻ, Murror là ứng dụng hỗ trợ những người bị bệnh trầm cảm nhận ra vấn đề của chính mình bằng cách dùng công nghệ AI.
Khi dùng Murror, người trẻ được chia sẻ, được lắng nghe và AI sẽ đưa lại cho họ cách nhìn tích cực hơn. Ứng dụng cũng có những bài kiểm tra tâm lý định kỳ để người dùng nhận biết tình trạng bản thân, hay gợi ý các bài tập thiền định, yoga. Thậm chí, nếu phát hiện người dùng có ý định tự làm hại bản thân, ứng dụng sẽ đưa ra lời khuyên và cách thức liên hệ với bác sĩ tâm lý.


- CEO Trần Quang Vinh
Vinh đặt tên cho dự án là Murror, bắt nguồn từ chữ mirror (tấm gương), anh thay chữ “u’’ bằng chữ “i” với hàm ý: một cá nhân nhỏ bé (I - tôi) vươn thành điều to lớn, đẹp đẽ (U - you - bạn). “Nếu mirror là tấm gương phản chiếu một cá nhân, thì Murror chính là điều ấm áp Vinh muốn mang đến để mọi người cùng soi chiếu lòng mình, hiểu về chính mình, từ đó chữa lành những nỗi đau bên trong”, anh nói.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại cho sức khỏe của con người, chỉ sau tim mạch. Những năm gần đây, trầm cảm ở Việt Nam có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là trong giới trẻ.
Từ những quan sát thực tế, Vinh nhận ra, không nhiều người trẻ xuất hiện tại các bệnh viện; đa phần bệnh nhân đến khám là người lớn tuổi và họ chỉ khám khi bệnh đã nặng. “Còn người trẻ, ai dám vào đó, ai dám tự nhận mình có bệnh”, nhà sáng lập 8x lý giải.
Với sự trợ giúp từ AI, Vinh hy vọng người trẻ có thêm một kênh để giãi bày và được lắng nghe. AI sẽ luôn ở đó, 24/7, không mệt mỏi, không đánh giá, không phán xét, chỉ dựa trên dữ liệu để đưa ra góc nhìn rộng hơn, đi kèm những nhận định khách quan.
Anh tin rằng, về lâu dài, khi AI trong Murror ngày càng học được kiến thức chuyên môn từ đội ngũ cố vấn là các bác sĩ giỏi về tâm lý - tâm thần, hệ thống sẽ đạt được chiều sâu về cảm xúc không thua kém con người. Đặt trong bối cảnh tại Việt Nam, tỷ lệ bác sỹ chuyên về sức khỏe tâm thần chỉ đạt 0,62 bác sỹ/100.000 dân (số liệu thống kê năm 2023), Murror càng có ý nghĩa trong việc cá nhân hóa hành trình chữa trị.
Ứng dụng đang thu phí người dùng ở mức 7,99 USD/tháng (khoảng 200.000 đồng/tháng). Sau này, khi số lượng người dùng đủ lớn, Nhà sáng lập bày tỏ mong muốn sẽ giảm giá sản phẩm, hoặc tính đến chiến lược tìm kiếm lợi nhuận từ kênh khác, như quảng cáo, để có thể hoàn toàn miễn phí cho người dùng.
Khởi nghiệp để tìm về chính mình
Vinh tâm sự: “Cả đời tôi là một thí nghiệm để hiểu sâu sắc tâm lý người trầm cảm là như thế nào và tôi may mắn được trải qua tất cả. Murror không phải là một ý tưởng kinh doanh theo phong trào, mà là kết quả của một đời người”.
Nếu nhìn vào những gì Vinh trải qua, sẽ thấy tâm sự đó thực sự chân thành. Khi Vinh chia sẻ chặng đường sự nghiệp của mình trên mạng xã hội, tên tuổi của anh nhanh chóng được “viral” (lan truyền rộng rãi và trở nên nổi tiếng) như một trong những trường hợp hiếm hoi, không có bằng đại học, nhưng vẫn thành công rực rỡ.
Ở tuổi 30, Vinh sở hữu tài sản mà nhiều người khao khát chạm tới trong cả cuộc đời: nhà đẹp tại Mỹ, xe sang, được các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Sony, Meta săn đón. Vị trí anh đảm nhận trước khi khởi nghiệp
là lãnh đạo team NPE (New product Experiment) - chuyên tìm những ý tưởng mới trong mảng trí tuệ nhân tạo tại Meta, công ty mẹ của Facebook.
Nhưng xuyên suốt hành trình đó, Vinh vẫn buồn bã, cô đơn. Sống một mình từ năm 16 tuổi vì ba mẹ ly hôn, Vinh lớn lên với nỗi tự ti bên trong, rằng không ai công nhận, không ai nhìn ra giá trị của mình. Anh liên tục phấn đấu trong nhiều năm, với mục tiêu thoát nghèo, chạm tới thành công và tìm kiếm sự công nhận từ mọi người, để rồi phát hiện ra: “Đó không phải là tôi. Tôi làm mọi thứ chỉ để phản ứng với nỗi đau trong quá khứ...”.
Bỏ lại hào quang quá khứ và công việc mang về mức thu nhập triệu USD, năm 2023, Vinh thành lập Murror, để hóa giải nỗi đau trong chính con người mình. Anh đưa những trải nghiệm, bài học từ bản thân để phát triển sản phẩm, với mong muốn những người từng trải qua cảm giác như anh, có thể hiểu rõ hơn về chính họ.
Murror là ứng dụng dành cho người dùng ở mọi lứa tuổi, trong đó, Vinh ưu tiên nhất là người trẻ - thế hệ nền móng của tương lai. “Hành trình lớn lên của một người sẽ quyết định việc họ trở thành người tốt hay người xấu. Nếu một người trẻ ổn định về mặt tinh thần, không chỉ họ tốt lên, mà sau này, khi làm cha, làm mẹ, họ có thể tạo môi trường tốt cho con mình”, Vinh lý giải.
Lựa chọn khởi nghiệp ở lĩnh vực tâm lý học, Vinh không chỉ là người đầu tiên tại Việt Nam, mà còn là người đầu tiên trên thế giới theo đuổi mô hình dùng AI hỗ trợ người trầm cảm. Anh cũng gặp vô số khó khăn, trước hết bởi tâm lý con người vô cùng phức tạp. Việc định lượng hóa và bán giá trị về mặt cảm xúc là một trong những thách thức lớn nhất khi khởi nghiệp trong lĩnh vực tâm lý.
Ngoài ra, như bất kỳ nhà khởi nghiệp nào, Vinh cũng phải chấp nhận hy sinh thời gian ở bên 2 con, mất dần các mối quan hệ thân thiết. Anh không thể chi tiêu rộng rãi như trước đây, mà chuyển sang tiết kiệm, thậm chí chấp nhận bán bớt tài sản để đủ sức đi dài hạn ở một lĩnh vực tốn kém như AI.
Với mong muốn người dùng không quá phục thuộc vào AI, trong thời gian tới, Murror sẽ sớm bổ sung tính năng mới, hỗ trợ người dùng xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh, từ đó đảm bảo mỗi người vừa cân bằng được thế giới bên trong, vừa hòa nhập cùng thế giới bên ngoài. Công ty cũng đang trong quá trình phát triển thêm một sản phẩm với tên gọi Amber, dành riêng cho các chuyên gia tâm lý, nhằm giúp các chuyên gia tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, đồng thời tối ưu trải nghiệm giữa chuyên gia và khách hàng.
“Tôi hạnh phúc vì được là chính mình, theo đuổi giấc mơ của mình. Mục tiêu kinh doanh của tôi là giúp 100 triệu người dùng hạnh phúc, chứ không phải kiếm 100 triệu USD”, Vinh khẳng định.

-
Doanh nhân Đặng Thanh Tùng, Giám đốc New World Travel: “Công việc cho tôi chạm vào cảm xúc mỗi ngày”
-
Phạm Sơn Lộc, Nhà sáng lập, Giám đốc công nghệ VierCycle: Nâng tầm trải nghiệm đạp xe vì lối sống xanh
-
Doanh nhân Nguyễn Tất Tùng, Chủ tịch HĐQT Natrumax: “Giá trị của mỗi con người thể hiện ở nhân cách sống”
-
Giám đốc Đào tạo Học viện Golf Jack Nicklaus: "Tôi mong được thấy nhiều golfer trẻ Việt Nam thi đấu trên đấu trường quốc tế"
-
Trần Quang Vinh, Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Murror: Hạnh phúc khi giúp mọi người “chữa lành” nỗi đau bên trong -
Doanh nhân Hà Công Xã: Chọn canh tác hữu cơ vì một nền nông nghiệp bền vững -
Con trai thứ hai của bầu Hiển làm Chủ tịch Vietravel Airlines -
Doanh nhân Lê Anh Tiến, CEO Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam: Vượt thử thách, khẳng định vị thế với chatbot -
Bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng giám đốc FWD Việt Nam -
Tổng giám đốc Takeda Việt Nam Benjamin Ping và triết lý kinh doanh từ cây tre Việt Nam -
Phạm Quang Huy, nhà sáng lập Công ty cổ phần Modun Corp: Kiên trì số hóa phòng tập thể thao
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu