
-
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan
-
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng
-
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu
-
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên
-
Tổng lỗ của chuỗi nhà thuốc An Khang đã vượt 1.033,5 tỷ đồng -
PTSC lên kế hoạch lãi năm 2025 giảm 37,8%, về 780 tỷ đồng
![]() |
MPC ước tính chỉ đạt gần 76% chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu cả năm 2019. |
Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC), vừa có thông tin về tình hình kinh doanh năm 2019. Theo đó, Minh Phú ghi nhận đạt gần 644 tỷ đồng, giảm hơn 14% so với năm trước. Đáng chú ý, doanh thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong tháng 12 chỉ đạt hơn 12 tỷ đồng, giảm hơn 50% so cùng kỳ.
Như vậy, kết thúc năm 2019, sản lượng sản xuất của MPC đạt 59.548 tấn, giảm hơn 9% so với năm trước. Doanh thu xuất khẩu ghi nhận gần 644 triệu USD, giảm hơn 14% so với năm trước; sản lượng xuất khẩu đạt 57.709 tấn, giảm gần 15%. Như vậy, MPC ước tính chỉ đạt gần 76% chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu cả năm.
Thuỷ sản Minh Phú cho biết, thời tiết và dịch bệnh đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn tôm nguyên liệu. Trong vụ 2 năm 2019, lượng tôm nguyên liệu sụt giảm mạnh, tôm chậm lớn không đủ cung cấp cho các nhà máy. Thêm vào đó, giá thành nguyên liệu tiếp tục tăng cao trong các tháng 8, 9 và 10/2019.
Ngoài ra, năm nay nguồn tôm nguyên liệu nhập khẩu giảm mạnh, làm tình hình cạnh tranh nguyên liệu với các nhà máy cũng trở nên nghiêm trọng hơn, giá nguyên liệu trong nước tăng cao trong khi giá bán ko tăng tương ứng dẫn đến kết quả kinh doanh Minh Phú không đạt được kỳ vọng.
Về vùng nuôi, do tình hình mưa nhiều, nguồn tiền giải ngân khá chậm nên hoạt động xây dựng vùng nuôi công nghệ cao cũng gặp nhiều khó khăn. Số lượng ao nuôi công nghệ cao ở MPLA chỉ đạt 57 ao, Kiên Giang 80 ao. Do số ao nhỏ được triển khai, nên năm nay Minh Phú cũng chưa có nhiều nguyên liệu tôm cung cấp cho nhà máy, và chưa có lợi nhuận.
Tình hình xuất khẩu không được như kỳ vọng, công ty con của MPC – Mseafood thì đang bị phía Mỹ điều tra cáo buộc lẩn tránh thuế chống bán phá giá do vi phạm luật thương mại của Mỹ khi sử dụng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ.
Theo Undercurrent News, ông Christopher Bowman, Quyền Giám đốc Phòng Thực thi pháp luật và Sửa đổi thương mại của Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP), đã gửi thư thông báo tới ông Lê Văn Quang, Chủ tịch của Minh Phú, thông qua văn phòng của MSeafood tại Fountain Valley, California vào ngày 14/1. Ông Bowman cho biết, cơ quan này sẽ trình đơn kiện dựa trên Đạo luật Bảo vệ và Thực thi, đồng thời sẽ áp dụng các biện pháp tạm thời, bao gồm yêu cầu Mseafood cung cấp các chứng từ nhập cảnh và ký quỹ tiền mặt trước khi hàng hóa được thông quan vào Mỹ.
Bức thư của ông Bowman cũng được gửi đến luật sư Nathan Rickard nhằm thông báo cho Ủy ban lâm thời Thực thi Thương mại Tôm (liên minh của 18 tổ chức và doanh nghiệp đại diện cho những người thu hoạch và bán tôm của Mỹ).
Trả lời Undercurrent News, người phát ngôn của Minh Phú cho biết công ty chưa thể bình luận ngay sau khi nhận được bức thư.

-
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng -
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu -
Phát hành cổ phiếu đơn vị sở hữu chuỗi Bách Hoá Xanh cho lãnh đạo chủ chốt -
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên -
Long Sơn PIC biến động nhân sự cấp cao trước thềm Đại hội năm 2025 -
Cổ phiếu CDC Construction quay về điểm xuất phát sau 13 phiên giao dịch trên HoSE -
Tham vọng lãi đột biến của Saigontel gặp thách thức
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025