-
Hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào tiếp tục đạt kết quả tích cực -
Công nhận thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Đồng Tháp -
Mức thưởng Tết Ất Tỵ 2025 cao nhất là hơn 1,9 tỷ đồng -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải cơ sở đặt mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 -
Hà Nội siết chặt kỷ cương, nâng cao hiệu quả công vụ -
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh cá nhân nợ thuế: Vì sao chọn ngưỡng 50 triệu đồng?
Không chỉ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tập đoàn lớn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có Vietjet. Ảnh: Đ.T |
Ba kịch bản thành lập mới doanh nghiệp
Đại dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp gặp khó. 4 tháng đầu năm, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, số doanh nghiệp thành lập mới đã giảm 13,2% so với cùng kỳ năm trước, trong khi số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 33,6%.
“Diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của toàn bộ khu vực doanh nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Vì thế, trong cả 3 kịch bản mà Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa đưa ra và dự báo về số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng cuối năm và cả năm 2020, thì ngay cả ở kịch bản lạc quan nhất, số lượng doanh nghiệp mới gia nhập thị trường trong năm nay chỉ là 125.000 doanh nghiệp, ít hơn tới hơn 13.000 doanh nghiệp so với năm ngoái.
Thậm chí, ở kịch bản bi quan nhất, con số là khoảng 102.000 doanh nghiệp. Điều này sẽ xảy ra, nếu Covid-19 diễn biến phức tạp. Còn ở kịch bản “trung dung”, con số được ước tính là 117.000 doanh nghiệp. Kéo theo đó, số vốn đăng ký chắc chắn giảm theo.
Thủ tướng Chính phủ khi nhấn mạnh 5 mũi giáp công để vực dậy nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 đã nhắc đến việc “thu hút đầu tư tư nhân trong nước” đầu tiên. Cũng có nghĩa, đây là mũi giáp công quan trọng nhất.
Còn TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam thì nói: “Sức bật của nền kinh tế hậu đại dịch sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng đứng dậy của doanh nghiệp”.
Câu hỏi đặt ra là, liệu doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng dậy đến đâu? Và liệu sự sụt giảm mạnh lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến khu vực tư nhân trong nước?
Giúp doanh nghiệp Việt “đứng dậy”
Kết quả khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cuối tháng 4 vừa qua cho thấy, khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid-19. Ngay như “ông lớn” Vingroup, trong quý I/2020 chỉ đạt doanh thu 15.368 tỷ đồng, lãi ròng 505 tỷ đồng, lần lượt giảm 30% và 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Vietjet đạt doanh thu vận tải hàng không 7.222 tỷ đồng trong quý này, giảm 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lỗ 989 tỷ đồng.
“Ông lớn” tư nhân khó, “ông lớn” nhà nước cũng khó không kém. Dự báo, trong năm 2020, nếu dịch bệnh kéo dài và giá dầu không phục hồi, doanh thu của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước giảm khoảng 280.000 tỷ đồng so với kế hoạch. 8/19 đơn vị này sẽ thua lỗ ước tính trên 26.000 tỷ đồng.
Trong bức tranh chung như vậy, cuối tuần trước, Thường trực Chính phủ đã có cuộc gặp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ngành hàng không, dầu khí. Thủ tướng đã đồng ý giảm 50% phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước. Hàng loạt chính sách hỗ trợ khác đã và đang tiếp tục được xây dựng. Thậm chí, người đứng đầu Chính phủ báo cáo Quốc hội rằng, cần có thêm gói kích thích kinh tế mới…
Đây chính là điều mà nhiều doanh nghiệp mong chờ. Tuy nhiên, như chia sẻ của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM thì doanh nghiệp bất động sản không xin Nhà nước hỗ trợ bằng tiền, mà chỉ xin hỗ trợ về cơ chế chính sách.
“Thị trường bất động sản như chiếc lò xo bị nén, càng bị nén thì chỉ cần Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc về quy trình thủ tục hành chính và khai thông nguồn vốn tín dụng, thì sẽ bùng lên mạnh mẽ, tạo nên cú hích cho nền kinh tế”, ông Châu nói.
Ở góc độ khác, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco cho rằng, doanh nghiệp khi lời khi lỗ, khi thành công khi thất bại, do đó, các biện pháp can thiệp của Chính phủ cần hài hòa giữa giải quyết khó khăn trước mắt với cơ chế của thị trường, để vừa giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, vừa khuyến khích tinh thần đổi mới để tạo ra môi trường kinh doanh công bằng.
Điều này có lẽ cũng tương đồng với quan điểm của ông Trần Đình Thiên, rằng không nên lãng phí nguồn lực để cứu doanh nghiệp ốm yếu, mà nên “dành nguồn lực thỏa đáng cho bộ phận mang lại hiệu quả”.
Trong nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025.
Tại phiên họp của Thường trực Chính phủ cuối tuần qua để bàn về các giải pháp thu hút FDI ứng phó với các thách thức toàn cầu do Covid-19 gây ra, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Bên cạnh thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), phải tiếp tục tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp tư nhân trong nước, đầu tư làm ăn thành công”.
-
Mức thưởng Tết Ất Tỵ 2025 cao nhất là hơn 1,9 tỷ đồng -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải cơ sở đặt mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 -
Hà Nội siết chặt kỷ cương, nâng cao hiệu quả công vụ -
Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7 -
Ưu tiên hàng đầu là tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị -
Phấn đấu nâng đóng góp của khu vực doanh nghiệp tư nhân đạt 65 - 70% GDP -
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh cá nhân nợ thuế: Vì sao chọn ngưỡng 50 triệu đồng?
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên