-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
Nguồn thu nhỏ giọt
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vai trò, vị trí khá quan trọng, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, quy mô kinh tế còn bé, tốc độ tăng trưởng còn thấp và đặc biệt thiếu tính bền vững trong phát triển kinh tế. Đó là nhìn nhận của ông Nguyễn Tiến Quang, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh tại Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng).
Tại Diễn đàn Kinh tế - Tài chính 2023 tổ chức mới đây tại Đà Nẵng, một số ý kiến cho rằng, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn tồn tại nhiều vấn đề khác, như liên kết giữa các địa phương còn hạn chế, kết nối về đầu tư còn thiếu đồng bộ, chưa tận dụng được lợi thế riêng của từng địa phương, nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu...
Trong đó, vấn đề được nhiều chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu nhắc đến là, trong bối cảnh hiện nay, nhất là sau khi trải qua dịch bệnh COVID-19, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nổi lên hạn chế rất lớn về nguồn thu.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Đây vừa là lợi thế vừa là bất cập.
Mổ xẻ về nhận định này, TS. Cấn Văn Lực dẫn chứng TP. Đà Nẵng có tỷ trọng dịch vụ chiếm khá cao trong cơ cấu kinh tế (hơn 68%, theo số liệu năm 2022). Do vậy, khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, TP. Đà Nẵng chịu thiệt hại nặng nề khi tăng trưởng âm trong năm 2020. Lý do là giảm sút về nguồn thu về dịch vụ, đặc biệt là du lịch.
“Nguồn thu ngân sách địa phương của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn chưa bền vững khi chủ yếu thu từ đất đai, thuế thu nhập cá nhân, chứng khoán”, ông Lực nói.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Thanh Nga, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) nhìn nhận, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có cơ cấu thu ngân sách chưa bền vững và phụ thuộc vào một số khoản thu có tính chất “một lần” như thu thuế nhà đất.
Một góc Khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam. |
Trong khi đó, nguồn thu lớn của một số địa phương trong vùng lại chịu ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài như giá dầu thô (ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách ở tỉnh Quảng Ngãi) hay phụ thuộc rất nhiều vào 1 doanh nghiệp lớn trên địa bàn (Quảng Nam nguồn thu chủ yếu từ Công ty MTV Sản xuất và Lắp ráp Ô tô tải Chu Lai Trường Hải).
Đề xuất phát hành trái phiếu địa phương
Theo TS. Huỳnh Huy Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - xã hội TP. Đà Nẵng, nhu cầu nguồn vốn đầu tư, đặc biệt từ ngân sách nhà nước đầu tư riêng cho cơ sở hạ tầng tại Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và một số khu kinh tế quá lớn, trong khi với xuất phát điểm thấp, nguồn lực ngân sách của các địa phương lại quá hạn hẹp.
Việc không được quan tâm rót vốn từ sớm, theo sự phân tích của TS. Huỳnh Huy Hòa là làm chậm đi quá trình phát triển của Vùng này.
Cụ thể, nếu như ngay từ những năm 2007, tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Chu Lai - Quảng Ngãi, Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị được ưu tiên đầu tư như phương hướng phát triển Vùng (đề ra trong Quyết định 148/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/8/2004), thì Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ khắc phục đáng kể sự chia cắt về không gian kinh tế của Vùng, thúc đẩy các hoạt động logistics phát triển và nhiều cơ hội khác nhờ sự rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương.
Tuyến đường ven biển hình thành mở ra không gian phát triển rộng lớn cho Quảng Nam. |
Tương tự, sự hình thành của tuyến đường ven biển từ Đà Nẵng - Hội An và Hội An - Chu Lai dù chỉ mới được thông tuyến trong mấy năm gần đây được ví như “cung đường triệu đô” đã tạo sự đổi thay của cả một vùng đất. Nếu như cả cung đường ven biển thông từ TP. Đà Nẵng đến Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)... được quan tâm, cấp vốn xây dựng hoàn chỉnh trước năm 2010 thì dư địa mang lại từ tuyến đường chiến lược này sẽ còn tạo ra nhiều sự thay đổi lớn hơn với chuỗi đô thị ven biển miền Trung.
Còn theo TS. Chu Khánh Lân, thành viên của Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian tới, nhu cầu vốn đối với Vùng này là rất lớn. Đầu tiên là mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP 7-7,5%), tỷ lệ đô thị hóa (47 - 48%), tỷ lệ công nghiệp chế biến, chế tạo (30% trong GRDP) đặt ra đối với Vùng này (nêu trong Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị - PV) đều rất cao, nên cần một thể chế đột phá để huy động một nguồn lực đầu tư cho các mục tiêu này.
Thứ hai là nhu cầu về kết cấu hạ tầng như giao thông, năng lượng, đô thị, đối phó biến đổi khí hậu đều đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, trong bối cảnh nguồn lực tài chính của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn rất hạn chế.
“Để thực hiện mục tiêu đó, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cần một lượng vốn dài hạn, quy mô đủ lớn, có tính chất “vốn mồi” và lan tỏa”, TS. Chu Khánh Lân “hiến kế” và đề xuất Vùng này cần hướng tới việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động vốn, dành nguồn vốn này đầu tư cho các dự án theo hình thức hợp tác đối tác công tư (PPP) với điều kiện các dự án này tạo ra được nguồn thu để trả nợ.
Theo Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, xuất phát từ đặc thù Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có số lượng lao động, số vốn sản xuất kinh doanh, doanh thu thuần ảnh hưởng đến tỷ lệ rất là thấp. Đây là một nguyên nhân dẫn đến tốc tộ tăng trưởng GRDP vùng giảm, thấp hơn vùng khác.
Chưa kể, Vùng này có doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ rất lớn. Trong khi đó, doanh nghiệp lớn và rất lớn thì lại rất thấp và có xu hướng giảm. Thực tế này rất khó tạo ra sức bật, sự đột phá cho cả vùng.
Cùng với đề xuất phát hành trái phiếu địa phương, TS. Chu Khánh Lân cảnh báo rằng, việc thực hiện phải hết sức thận trọng. Bởi lẽ, phát hành trái phiếu địa phương sẽ trải qua trình tự, không thể ngay lập tức phát hành đột ngột, mà phải có từng bước. Trong đó, giai đoạn đầu cần vai trò rất nhiều từ Trung ương, từ các cơ quan như Bộ Tài chính để đảm bảo quy mô phát hành, lãi suất trong thời gian này…
Trong khi đó, TS. Huỳnh Huy Hòa hình dung đến một viễn cảnh “Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong 10 - 15 năm tới cần huy động mọi nguồn lực để đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 9 - 10%/năm, nếu không muốn tiếp tục trở thành vùng trũng trong sự phát triển chung của đất nước, trở thành địa bàn rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” sớm nhất”.
-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
-
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025