-
Chứng khoán Trung Quốc có khởi đầu năm tệ nhất kể từ năm 2016 -
IMF: Tăng trưởng toàn cầu năm 2025 ổn định, lạm phát tiếp tục giảm -
Các ngân hàng Trung Quốc gặp thách thức lớn -
Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 duy trì ở mức 2,8% -
Giá vàng thế giới trở lại ổn định, nhưng không loại trừ đạt mốc 3.000 USD trong năm 2025 -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump
Trung Quốc thu hút được 163 tỷ USD vốn FDI trong năm 2020. Ảnh: AFP |
Hãng tin CNBC dẫn báo cáo mới công bố của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết, Trung Quốc đã thu hút được 163 tỷ USD vốn FDI trong năm 2020, bỏ xa dòng vốn 134 tỷ USD chảy vào Mỹ. Năm 2019, Mỹ dẫn đầu danh sách các quốc gia thu hút FDI trên thế giới với dòng vốn chảy vào lên tới 251 tỷ USD, trong khi vốn ngoại đổ vào Trung Quốc năm này chỉ đạt 140 tỷ USD.
Báo cáo của UNCTAD nhận định rằng dòng vốn FDI toàn cầu năm 2020 bị tắc nghẽn bởi đại dịch Covid-19. FDI toàn cầu năm 2020 lao dốc 42% xuống 859 tỷ USD so với năm trước, đồng thời giảm 30% so với đáy khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Nguyên nhân được xác định là hoạt động xây dựng nhà máy hay thiết lập văn phòng vệ tinh tại các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch.
So với các quốc gia đang phát triển, FDI chảy vào các nước phát triển bị ảnh hưởng trong năm 2020 bị nặng nề hơn. Vốn FDI chảy vào Mỹ trong năm 2020 trượt dốc 49%, những vẫn thấp hơn nhiều so với mức giảm bình quân 69% của các nước phát triển.
Vốn FDI chảy vào Liên minh châu Âu (EU) năm 2020 sụt giảm 2/3 so với năm trước, theo báo cáo UNCTAD. Trong khi, Vương quốc Anh - quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch - không đón thêm dòng vốn FDI nào trong năm 2020.
Trong khi đó, FDI đi vào các nước đang phát triển chỉ giảm mức vừa phải 12% so với mặt bằng chung. Là quốc gia đầu tiên trên thế giới chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Trung Quốc đã cho thấy khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh trên diện rộng trong phạm vi lãnh thổ. Các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, sớm triển khai xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng, cộng với việc nguồn cung thiết bị bảo hộ cá nhân dồi dào đã giúp số ca tử vong do Covid-19 tại Trung Quốc ở mức khá thấp.
Kể từ dịch bùng phát, Trung Quốc xác nhận số ca nhiễm dưới 100.000 và khoảng 4.800 ca tử vong, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins.
Các số liệu kinh tế cũng chỉ ra rằng Trung Quốc nhanh nhạy hơn các quốc gia khác trong việc đối phó với đại dịch Covid-19, bằng chứng là tăng trưởng GDP năm 2020 mà Trung Quốc công bố đầu tháng này đạt 2.3% và đây có thể là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới đạt tăng trưởng dương.
Trong khi đó, Mỹ - quốc gia có quy mô dân số nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc - ghi nhận gần 25 triệu người nhiễm Covid-19 và hơn 400.000 ca tử vong.
Tuy Trung Quốc vượt Mỹ về thu hút FDI trong năm 2020, nhưng dòng vốn FDI hiện hữu tại Mỹ vẫn lớn hơn nhiều so với Trung Quốc, theo số liệu tổng hợp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
-
Các ngân hàng Trung Quốc gặp thách thức lớn -
Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 duy trì ở mức 2,8% -
Giá vàng thế giới trở lại ổn định, nhưng không loại trừ đạt mốc 3.000 USD trong năm 2025 -
Châu Á gặp thách thức lớn khi đồng đô la Mỹ mạnh lên -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Mỹ đón 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung tâm dữ liệu -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?