
-
Quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Burundi
-
Thủ tướng: Giải phóng toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư nhân
-
Muốn tăng trưởng đột biến, TP.HCM phải tăng tổng cầu và dồn lực đầu tư
-
Nhà vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ thăm và làm việc tại TP. Hải Phòng
-
Ban Bí thư chuẩn y ông Vũ Quyết Tiến giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh -
Tăng trưởng quý I/2025 của TP.HCM cao nhất trong 5 năm
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Kinh tế toàn cầu có thể sẽ mất đà tăng trưởng trong năm 2019 và 2020, do một loạt các yếu tố tiêu cực, từ căng thẳng thương mại, bất ổn trên thị trường tài chính, cho đến những thách thức về tiền tệ ở nhiều thị trường đang nổi. Đó là nhận định tổng quan trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 8/1.
WB đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong hai năm 2018 và 2019, xuống lần lượt còn 3% và 2,9%. Trước đó, trong báo cáo hồi tháng 6/2018, WB cho rằng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,1 % trong năm 2018. Các trung tâm kinh tế được xem là đầu tàu của kinh tế toàn cầu đều mất đà tăng trưởng, với kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2019.
Cụ thể, kinh tế Mỹ năm 2018 ước tăng trưởng 2,9%, tăng 0,2% so với dự báo hồi tháng 6/2018 của WB. Nền kinh tế lớn nhất thế giới được sẽ tăng trưởng chậm lại 2,5% trong năm 2019 và tụt xuống còn 1,7% năm 2020. Kinh tế Trung Quốc ước đạt mức tăng trưởng 6,2% trong năm 2019 và 2020, giảm so với mức tăng khoảng 6,5% của năm 2018. GDP của Eurozone ghi nhận mức ước tăng 1,9% trong năm 2018, giảm 0,2% so với báo cáo hồi tháng Sáu và sẽ chỉ tăng trưởng 1,7% trong năm tới.
Hoạt động giao dịch thương mại toàn cầu yếu đi là một nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm về tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu.
Báo cáo cập nhật của WB vẫn giữ nguyên đánh giá kinh tế toàn cầu chỉ suy giảm, chứ không rơi vào suy thoái.
Theo ông Ayhan Kose, Trưởng Nhóm Dự báo tăng trưởng toàn cầu, triển vọng tăng trưởng có thể được cải thiện nếu xuất hiện các chiều hướng tích cực, như việc các thị trường tài chính bình ổn trở lại trước thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thận trọng trong lộ trình nâng lãi suất, hay một số tranh chấp thương mại đang tác động tiêu cực tới hoạt động kinh tế toàn cầu được giải quyết.

-
Thủ tướng: Giải phóng toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư nhân
-
Muốn tăng trưởng đột biến, TP.HCM phải tăng tổng cầu và dồn lực đầu tư
-
Sự tham gia, đóng góp nổi bật của Quốc hội Việt Nam trong IPU
-
Nhà vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ thăm và làm việc tại TP. Hải Phòng
-
Ban Bí thư chuẩn y ông Vũ Quyết Tiến giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh -
Tăng trưởng quý I/2025 của TP.HCM cao nhất trong 5 năm -
Sắp tăng giá dịch vụ sử dụng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thêm 5% -
Thông tin cơ bản về Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) -
Đề nghị thưởng vượt dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho các địa phương -
Các khoản thu ngân sách từ sản xuất, kinh doanh tăng trưởng tích cực -
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Armenia