
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
Những sửa đổi chưa từng có tiền lệ của Chính phủ Việt Nam đối với quy định trong sở hữu nước ngoài đã đáp ứng được sự chờ đợi bấy lâu của nhà đầu tư, qua đó thúc đẩy thị trường chứng khoán tăng mạnh trong thời gian gần đây. Những nhà đầu tư trong nước tích cực mua vào với hy vọng sẽ bán ra khi làn sóng mua vào của khối ngoại ập tới.
Kể từ khi những quy định mới được đề xuất vào cuối tháng trước, VN-Index đã tăng 9% và HNX-Index tăng 3,6%. Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite, Trung Quốc và chứng khoán Philippines đều rớt lần lượt 5,3% và 1,6%. Chứng khoán Trung Quốc đang tăng cao sau một năm, bỗng đột nhiên lao dốc khiến tâm lý bất an bao trùm lên các nhà đầu tư toàn cầu.
![]() |
Hy vọng nhà đầu tư nước ngoài sẽ rót vốn mạnh vào chứng khoán, khiến thị trường giao dịch khởi sắc trong thời gian gần đây. Ảnh Siemens |
Trước đây, Chính phủ Việt Nam có thông lệ quy định chặt chẽ dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán. Song, quy định nới room ngoại theo kế hoạch sẽ đi vào hiệu lực từ tháng 9 đang làm dấy lên cơn sốt mua vào trong giới đầu tư nhỏ lẻ trong nước.
Những thay đổi này cũng đang mang lại cho Nguyễn Hồng Khanh, một nhân viên văn phòng ở TP HCM khoản lãi ròng bằng hai phần ba lương một năm nếu anh quyết định bán đi cổ phiếu lúc này.
Những nhà đầu tư nhỏ lẻ như Khanh đang sở hữu khoảng 90% giá trị trên thị trường chứng khoán. Rất nhiều trong số đó kỳ vọng rằng khi room ngoại được nới lỏng, nhà đầu tư sẽ đổ xô vào chứng khoán, những quỹ khát lợi nhuận mong chờ có được một phần miếng bánh trong thị trường chứng khoán nóng nhất thế giới.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khiến thị trường bất ngờ khi dỡ bỏ quy định giới hạn tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài lên doanh nghiệp Việt Nam. Ngoại trừ một số ngành nghề kinh doanh không thuộc lĩnh vực bị giới hạn và điều lệ công ty không cho phép, tỷ lệ này có thể lên tới 100%. Trước đó, thị trường chỉ mới dự đoán mức 60%.
Chính phủ chưa có quy định cụ thể về những lĩnh vực hay công ty sẽ được dỡ bỏ giới hạn, ngoại trừ khối ngân hàng sẽ được giới hạn dưới 30%. Những thay đổi này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/9.
Khanh, 39 tuổi, hiện sở hữu tài sản trị giá khoảng một tỷ đồng trên thị trường chứng khoán, và sẽ tiếp tục mua vào đến khi mức đầu tư chiếm 80% thu nhập của anh. Một phần lợi nhuận kiếm được từ chứng khoán, anh dự định sẽ đóng tiền học cho bé gái 3 tuổi học mầm non vào tháng 9.
Khối ngoại cũng đang dành nhiều sự quan tâm hơn tới Việt Nam. Trong 6 tháng vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 233 triệu USD giá trị cổ phiếu, cao hơn rất nhiều so với tổng 128 triệu USD năm ngoái.
![]() |
Nguồn vốn nước ngoài đổ mạnh vào thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây. Nguồn: WSJ |
Trong tuần này, theo số liệu thống kê trên sàn HOSE, cổ phiếu 30 công ty, chiếm một phần tư tổng giá trị vốn hóa thị trường 50 tỷ USD, đang được giao dịch ở mức tiệm cận hoặc chạm ngưỡng giới hạn sở hữu nước ngoài. Trong số đó, giá cổ phiếu Công ty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk, Nhựa Bình Minh đã tăng lần lượt 2,6% và 4,5% kể từ cuối tháng trước .
“Nếu Chính phủ thông qua kế hoạch nới room ngoại, thị trường chứng khoán trong nước sẽ thay đổi hoàn toàn”, Louis Nguyễn, Giám đốc điều hành Saigon Assest Management nhận định. Vị này cũng tin tưởng rằng những sửa đổi sẽ có khả năng mở cửa cho hàng tỷ USD đầu tư từ khối ngoại rót vào thị trường Việt Nam.
Hiện có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam có giá trị hấp dẫn và giàu tiềm năng hút vốn nước ngoài, song giá trị vốn hóa quá nhỏ cho những quỹ đầu tư lớn, do đó những mã blue-chip vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Chính phủ Việt Nam có kế hoạch cổ phần hóa khoảng 289 doanh nghiệp trong năm nay trong nỗ lực cải thiện năng lực kinh doanh và thúc đẩy thị trường chứng khoán. Tuy vậy, quá trình này vẫn diễn ra khá chậm. Tính đến ngày 23/6, 61 doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa hoàn thành một phần năm kế hoạch 2015.
Nhà đầu tư ngoại hiện vẫn vấp phải nhiều khó khăn khi đầu tư vào Việt Nam. Để có thể giao dịch, họ phải hoàn tất thủ tục đăng ký đầu tư trong nước, có thể kéo dài vài tháng. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư phải dựa vào những quỹ đầu tư sẵn có hoặc phải tiếp cận thông qua những quỹ ETF.
Bất chấp những thách thức hiện tại, nhà đầu tư trong nước vẫn rất tin tưởng vào mục tiêu của Chính phủ trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
“Đây mới chỉ là điểm bắt đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam”, Khanh tin tưởng. Anh cũng có kế hoạch vận động bạn và người thân rót tiền vào thị trường chứng khoán. “Đây là một kênh đầu tư tốt”, anh nhận định.

-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort