
-
Doanh nghiệp ngoại tìm kiếm cơ hội tại thị trường y dược tỷ USD Việt Nam
-
Vải thiều Việt Nam vào hệ thống bán lẻ Costco, Mỹ
-
Xuất nhập khẩu tiến gần mốc 500 tỷ USD
-
Chống hàng giả, hàng lậu: Kiểm tra diện rộng các mặt hàng có sức tiêu thụ lớn, nguy cơ bị làm giả cao -
Chanh dây được kỳ vọng sớm tiến vào nhóm trái cây tỷ USD
![]() |
Theo WTO, thương mại toàn cầu đang bị bao phủ bởi các biện pháp bảo hộ. |
Báo cáo giám sát thương mại mới nhất của Ban thư ký Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mới được công bố cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ về thuế quan mới và tỷ trọng thương mại thế giới chịu ảnh hưởng của các biện pháp thuế quan trong giai đoạn từ tháng 10/2024 đến tháng 5/2025.


Với việc gia tăng về thuế quan, bất chấp bối cảnh bất ổn về chính sách thương mại, căng thẳng địa chính trị và xung đột khu vực, hầu hết các quốc gia thành viên WTO đều đang tích cực theo đuổi các giải pháp đàm phán cho những khác biệt liên quan đến thương mại.
Báo cáo của WTO chỉ ra sự thay đổi đáng kể trong môi trường thương mại toàn cầu trong giai đoạn đánh giá, đặc biệt là các biện pháp thuế quan mới ảnh hưởng sâu rộng đến một khối lượng lớn cũng như giá trị thương mại hàng hóa toàn cầu.
Cụ thể, từ giữa tháng 10/2024 đến giữa 5/2025, có tổng cộng 644 biện pháp bảo hộ thương mại đối với hàng hóa đã được được các thành viên WTO áp dụng.
Trong số đó, biện pháp chống bán phá giá chiếm tỷ lệ lớn nhất: 296 biện pháp được khởi xướng điều tra và áp dụng (chiếm 46% tổng số các biện pháp thương mại).
Thực tế phản ánh số lượng các cuộc điều tra chống bán phá giá được khởi xướng và áp dụng trong vòng 8 tháng qua cao nhất trong hơn một thập kỷ lại đây có phạm vi giá trị thương mại hẹp.
Các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của các quốc gia có giá trị khoảng 63,9 tỷ USD (giảm so với 100 tỷ USD so với kỳ giám sát trước đó), chiếm 0,26% thương mại hàng hóa toàn cầu.
Bên cạnh đó có 141 biện pháp liên quan đến thương mại khác (bao gồm tăng thuế quan và hạn chế xuất khẩu) đã được ghi nhận, cũng như 207 biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại.
Phạm vi bảo hộ của các biện pháp liên quan đến thương mại khác được thực hiện trong giai đoạn đánh giá ước tính gần 2.733 tỷ USD (tăng so với mức 887,6 tỷ USD so với kỳ báo cáo giám sát trước đó). Số tiền này thể hiện mức độ bảo hộ thương mại cao nhất bằng các biện pháp thuế quan mới được ghi nhận trong giai đoạn báo cáo kể từ khi Ban thư ký WTO bắt đầu giám sát các diễn biến chính sách thương mại vào năm 2009.
Đây là mức độ bao phủ thương mại cao nhất được ghi nhận trong Báo cáo giám sát thương mại của WTO kể từ khi ra đời vào năm 2009. Sự gia tăng này chủ yếu là do thuế nhập khẩu tăng mạnh. Khoảng 83% giá trị thương mại cao hơn này, tương đương với 2.261,3 tỷ USD có liên quan trực tiếp đến các diễn biến về chính sách thương mại kể từ đầu năm 2025.
Trong khi đó, biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa quốc tế được đưa ra trong giai đoạn đánh giá ước tính là 1.038,6 tỷ USD (giảm so với mức 1.440,4 tỷ USD so với kỳ báo cáo trước đó).
Các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại bao gồm việc xóa bỏ thuế nhập khẩu và việc xóa bỏ hoặc nới lỏng các hạn chế định lượng ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hoặc xuất khẩu đã giảm đi. Điều đó cho thấy các quốc gia đang ngày càng gia tăng các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước, hạn chế đối với hàng hóa nhập khẩu.
Các biện pháp hạn chế nhập khẩu khác có hiệu lực đã tăng đều đặn kể từ năm 2009.
Ngược lại với sự gia tăng của bảo hộ với hàng hóa xuất khẩu, trong lĩnh vực dịch vụ, 69 biện pháp mới đã được 34 thành viên và 4 quốc gia quan sát viên của WTO thông qua trong giai đoạn đánh giá, giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2024.
Hầu hết các biện pháp này đều thể hiện cam kết rõ ràng của các thành viên trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại dịch vụ, thông qua việc tự do hóa các điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ hoặc tăng cường khuôn khổ quản lý, bất chấp môi trường thương mại toàn cầu đầy thách thức.

-
WTO: Bảo hộ thương mại gia tăng trên phạm vi toàn cầu -
Chanh dây được kỳ vọng sớm tiến vào nhóm trái cây tỷ USD -
Loại quả chua mang kỳ vọng tỷ đô cho nông sản Việt -
Tìm giải pháp đưa chuối, dứa, dừa, chanh leo vào nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD -
Tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, nâng cao vị thế cho nông dân Thủ đô -
Xuất khẩu của Trung Quốc phục hồi - Cơ hội và thách thức cho các nhà đầu tư -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 giảm về dưới 20.000 đồng/lít
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025