
-
Khởi tố vợ chồng giám đốc công ty sản xuất gần 70.000 chai dầu gió giả tại TP.HCM
-
Triệt phá đường dây tổ chức, đánh bạc trá hình qua đại lý xổ số
-
Tiếp tục đề nghị 2.573 trái chủ Vạn Thịnh Phát nhanh nộp hồ sơ để nhận tiền
-
Phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc lá giả, thuốc lá lậu được khai là "bồn thép", "giấy ăn"
-
Cựu Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan xin lỗi người dân Vĩnh Phúc, nhận toàn bộ trách nhiệm -
Hải quan khu vực I liên tục phát hiện ma túy qua đường chuyển phát nhanh
![]() |
Lãnh đạo Vicem cho biết, việc Vicem tính giá trị doanh nghiệp “bỏ quên” hơn 1.000 tỷ đồng, trong báo cáo Kiểm toán đã giải thích rõ, đó là do phương pháp tính về chiết khấu dòng tiền. |
Mới đây, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa gửi đến Bộ Xây dựng báo cáo kiểm toán về kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem).
Trong báo cáo kiểm toán gửi đến Bộ Xây dựng, Kiểm toán Nhà nước xác định tổng giá trị phần vốn nhà nước tại Vicem tăng khoảng 1.169 tỷ đồng khi xác định lại giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản.
Kết quả xác định giá trị Vicem theo phương pháp tài sản của Kiểm toán Nhà nước cho thấy giá trị tài sản Vicem thời điểm tháng 10/2018 khoảng 28.227 tỷ đồng, và giá trị vốn nhà nước khoảng 27.803 tỷ đồng.
Trường hợp xác định giá trị Vicem theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, Kiểm toán Nhà nước khẳng định tổng giá trị vốn nhà nước tại Vicem đạt 25.127 tỷ đồng, tăng khoảng 1.747 tỷ đồng so với con số báo cáo của Vicem.
Nguyên nhân chênh lệch cả nghìn tỷ đồng khi xác định tài sản, giá trị vốn nhà nước tại Vicem trước cổ phần hóa được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra là khi xác định giá trị doanh nghiệp trước cổ phần hóa, Vicem và đơn vị kiểm toán độc lập - Công ty TNHH hãng kiểm toán AASC đã... bỏ quên giá trị quyền khai thác khoảng sản của một số công ty con trực thuộc Vicem.
Kiểm toán Nhà nước cho biết tại thời điểm 1/10/2018, các công ty TNHH MTV thuộc Vicem được cấp 9 giấy phép khai thác khoáng sản đá vôi, đá sét để sản xuất xi măng.
Trong đó, Vicem Hoàng Thạch được cấp 4 giấy phép, Vicem Hải Phòng được cấp 3 giấy phép, Vicem Tam Điệp được cấp 2 giấy phép. Thời gian được cấp phép từ 2-30 năm, tùy theo từng giấy phép.
Kiểm toán Nhà nước căn cứ vào giá mua bán đá, mức thuế tài nguyên, nhân với sản lượng khai thác hàng năm theo giấy phép, giá thành khai thác khoáng sản của các đơn vị để xác định giá trị quyền khai thác các mỏ đá vôi, đá sét của các công ty con thuộc Vicem khoảng 1.193 tỷ đồng.
Cụ thể, giá trị quyền khai thác các mỏ khoáng sản của Vicem Hoàng Thạch khoảng 325,8 tỷ đồng, Vicem Hải Phòng khoảng 523,6 tỷ đồng, Vicem Tam Điệp khoảng 344,4 tỷ đồng.
Hơn nữa, khi xác định phần vốn nhà nước tại Vicem, Công ty TNHH hãng kiểm toán AASC chỉ căn cứ theo báo cáo tài chính - giá trị sổ sách của Vicem khi góp vốn đầu tư dài hạn vào các Công ty Xi măng Chinfon, Công ty TNHH Siam City Cement VN, Công ty Xi măng Nghi Sơn - nên chưa bảo đảm đúng giá thị trường của các khoản đầu tư.
Theo Kiểm toán Nhà nước, giá trị các khoản đầu tư của Vicem vào các công ty con khoảng 3.660 tỷ đồng, tăng khoảng 1.239 tỷ đồng so với kết quả kiểm toán của Công ty TNHH hãng kiểm toán AASC.
Với những thiếu sót trên, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Vicem phối hợp với đơn vị kiểm toán điều chỉnh kết quả xác định giá trị doanh nghiệp. Hội đồng thành viên Vicem cần chỉ đạo các đơn vị thực hiện các kiến nghị và báo cáo kết quả cho Kiểm toán Nhà nước trước ngày 30/9.
Giải thích nguyên nhân lọt hàng nghìn tỷ khi định giá Vicem, lãnh đạo Vicem cho biết, đó là do phương pháp tính về chiết khấu dòng tiền. Đây là vấn đề nghiệp vụ Bộ Xây dựng và Kiểm toán nhà nước cũng tranh luận với nhau rất nhiều. Xác định kiểm toán đó là của tư vấn chứ không phải của doanh nghiệp.
Đơn vị tư vấn đã trình Bộ Xây dựng, Bộ cũng đã trình kiểm toán trong đó có vấn đề xác định về chiết khấu dòng tiền của xi măng Hoàng Thạch và Tam Điệp. Theo dòng tiền chiết khấu trong tương lai về hiện tại có dùng nhiều phương pháp trong đó phương pháp nào có lợi cho nhà nước nhất, kiểm toán cộng vào. Một phương pháp theo tài sản lại là phương pháp khác, tức là người ta dùng cả 2.
“Vấn đề này, doanh nghiệp cũng đã có ý kiến. Báo cáo của kiểm toán vẫn nêu ra. Doanh nghiệp có trình Chính phủ nói rõ vấn đề này còn Chính phủ duyệt phương pháp nào thì tuỳ doanh nghiệp thực hiện. Đây là báo cáo kiểm toán chứ Kiểm toán không phải đơn vị quyết định”, đại diện Vicem cho biết.

-
Khởi tố vợ chồng giám đốc công ty sản xuất gần 70.000 chai dầu gió giả tại TP.HCM
-
Triệt phá đường dây tổ chức, đánh bạc trá hình qua đại lý xổ số
-
Tiếp tục đề nghị 2.573 trái chủ Vạn Thịnh Phát nhanh nộp hồ sơ để nhận tiền
-
Phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc lá giả, thuốc lá lậu được khai là "bồn thép", "giấy ăn"
-
Cựu Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan xin lỗi người dân Vĩnh Phúc, nhận toàn bộ trách nhiệm -
Hải quan khu vực I liên tục phát hiện ma túy qua đường chuyển phát nhanh -
Mức án đề nghị của Viện Kiểm sát với 41 bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn -
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị đề nghị phạt từ 14-15 năm tù -
Ninh Thuận chấm dứt hoạt động Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Ba Bể -
UBND Bình Phước nói gì về bức xúc của Tập đoàn Sơn Hải liên quan gói thầu đường cao tốc 880 tỷ đồng -
Hơn 1.600 tấn chất thải công nghiệp độc hại bị chôn lấp trái phép tại Hà Nội
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới