
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Đà Nẵng: Cảnh báo tình trạng cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Lật tẩy đường dây lừa đảo tài chính xuyên quốc gia
-
TP.HCM: Tháng cao điểm phát hiện hàng tấn thực phẩm bảo vệ sức khỏe không nguồn gốc
-
Đồng Nai: Buộc Công ty TNHH Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài nộp hơn 154 tỷ đồng -
Phát hiện vụ thẩm lậu 1.400 tấn chân gà đông lạnh, trốn thuế 7 tỷ đồng
Để xác định rõ nguyên nhân gây chết ngao tại 2 phường Hải Ninh và Hải Châu (thị xã Nghi Sơn), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiến hành lấy mẫu ngao chết và nước gửi Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I xét nghiệm.
Hiện đã có kết quả xét nghiệm 02 chỉ tiêu: âm tính với vi khuẩn Vibrio, âm tính với bệnh Perkinsus sp (đây là bệnh phải công bố dịch); còn lại các chỉ tiêu môi trường gồm Amoni (N-NH3), Nitrit(N-NO2), Sulfua (H2S), COD, BOD đang đợi kết quả xét nghiệm.
![]() |
Cán bộ chuyên môn lấy mẫu ngao chết tại phường Hải Ninh để xác định nguyên nhân |
Nhận định về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngao chết tại Nghi Sơn, theo sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hoá: Trước phản ánh của người nuôi vào thời điểm trước khi ngao chết 1 ngày, trong bãi nuôi ngao có hiện tượng nước màu đỏ, váng đỏ từ biển tràn vào. Đây có thể là hiện tượng tảo nở hoa và ngao bị độc tố của tảo gây chết. Đồng thời, mật độ nuôi ngao ở đây rất cao, tại thời điểm kiểm tra là 2.000 con/m2 cao hơn gấp 6 lần tiêu chuẩn thông thường (tiêu chuẩn thích hợp nhất là 250-300 con/ m2). Đây là những nguyên nhân ban đầu gây ra hiện tượng ngao chết tại phường Hải Ninh, Hải Châu.
Để khắc phục hiện tượng ngao chết và giảm thiểu thiệt hại cho bà con, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản phối hợp cùng UBND thị xã Nghi Sơn chỉ đạo tổ chức tiến hành thu gom ngao chết và tiêu hủy theo quy định, tránh gây ô nhiễm bãi nuôi ngao và môi trường xung quanh, đặc biệt là các bãi ngao đang chết thực hiện vệ sinh bãi ngao bằng bơm nước; hướng dẫn, tuyên truyền các hộ nuôi ngao thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật nuôi phù hợp với vùng nuôi.
Đồng thời khuyến cáo các hộ nuôi có ngao đạt kích cỡ thương phẩm tiến hành thu hoạch để bán; những hộ có ngao chưa đạt kích cỡ thương phẩm cần tăng cường chăm sóc, san thưa để duy trì mật độ thả thích hợp. Bà con dừng thả nuôi mới, chỉ được thả nuôi mới khi xử lý môi trường, cải tạo bãi nuôi đảm bảo các tiêu chuẩn tốt cho ngao sinh trưởng và phát triển. Ngao giống được chọn từ cơ sở uy tín, sạch bệnh, có kiểm dịch theo quy định.
Đến ngày 09/3/2021 sau khi các hộ nuôi ngao thực hiện vệ sinh bãi nuôi bằng bơm nước, san thưa mật độ thì tỷ lệ ngao chết đã giảm.
Trước đó Báo Đầu tư đã đưa tin, từ ngày 01/03/2021 có 05 hộ nuôi ngao với tổng diện tích nuôi là 3,8 ha tại phường Hải Ninh và Hải Châu (thị xã Nghi Sơn) bắt đầu có hiện tượng ngao chết. Đến ngày 04/3 thì ngao bắt đầu chết nhiều với tỷ lệ chết khoảng 20-25% gây thiệt hại cho mỗi hộ hàng trăm triệu đồng.
-
Đồng Nai: Buộc Công ty TNHH Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài nộp hơn 154 tỷ đồng -
Phát hiện vụ thẩm lậu 1.400 tấn chân gà đông lạnh, trốn thuế 7 tỷ đồng -
Không khởi tố hình sự liên quan tố cáo C.P. Việt Nam vi phạm an toàn thực phẩm -
Khởi tố vợ chồng giám đốc công ty sản xuất gần 70.000 chai dầu gió giả tại TP.HCM -
Triệt phá đường dây tổ chức, đánh bạc trá hình qua đại lý xổ số -
Tiếp tục đề nghị 2.573 trái chủ Vạn Thịnh Phát nhanh nộp hồ sơ để nhận tiền -
Phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc lá giả, thuốc lá lậu được khai là "bồn thép", "giấy ăn"
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh