-
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc
Tiêu chí đã sẵn sàng
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) cho biết, tuần qua, Bộ này đã ban hành Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN về tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp. Như vậy, đến thời điểm này, Bộ NN&PTNT là đơn vị sớm nhất ban hành các văn bản liên quan đến gói 100.000 tỷ đồng.
Gói 100.000 tỷ đồng cần phải hướng tới hỗ trợ người dân tiếp cận nông nghiệp công nghệ cao (Trong ảnh: sản xuất rau sạch tại Đà Lạt, Lâm Đồng). Ảnh: Đức Thanh |
Những quy định mà Bộ NN&PTNT đưa ra là cơ sở để Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai chính sách hướng dẫn cho vay tiếp theo. Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc NHNN cho hay, cơ quan này đang đang khẩn trương nghiên cứu và sớm ban hành văn bản hướng dẫn triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng này.
Dù các văn bản hướng dẫn chưa hoàn thiện, song đến nay, đã có rất nhiều ngân hàng công bố các gói tín dụng “khủng” cho lĩnh vực này như: Agribank 50.000 tỷ đồng, Vietcombank, BIDV và LienVietPostBank mỗi ngân hàng 10.000 tỷ đồng… Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng khác như VietinBank, SHB, BacABank, VietABank… cũng có chương trình ưu đãi cho vay nông nghiệp.
Theo thông tin của Báo Đầu tư, chiều qua (23/3), các bộ, ngành tiếp tục họp bàn về triển khai gói tín dụng này.
Các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao cũng đang được các bộ, ngành khác khẩn trương tiến hành. Theo Vụ Kinh tế Nông nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cơ quan đầu mối được giao sửa đổi, bổ sung Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, Bộ đã hoàn thiện dự thảo để trình Bộ Tư pháp thẩm định.
Không chỉ ưu tiên rót vốn cho các “đại dự án”
Mặc dù văn pháp pháp lý để triển khai gói tín dụng nông nghiệp công nghệ cao chưa hoàn thiện, song thời gian qua, nhiều ngân hàng đã rót hàng trăm tỷ đồng cho vay nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có nhiều dự án lớn, tổng vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Việc ngân hàng cho vay các “đại dự án” là dễ hiểu. Chưa kể, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu - điều mà chỉ doanh nghiệp lớn mới làm được.
Các dự án nông nghiệp sạch là dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận VietGAP, dự án đầu tư mới vào sản xuất nông nghiệp sạch áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cấp quốc gia hoặc quốc tế tương đương (VietGAP, GlobalGAP, ASC, IMC...), dự án thực hiện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 48/2013/TT- BNNPTNT…
Nguồn: Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN của Bộ NN&PTNT
Tuy vậy, bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế khuyến nghị, gói 100.000 tỷ đồng này không nên chỉ ưu tiên doanh nghiệp, mà phải hướng tới hỗ trợ người dân tiếp cận nông nghiệp công nghệ cao. Đồng tình với ý kiến này, ông Lưu Đức Khải, Trưởng ban Chính sách nông thôn (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương) cho rằng, hiện số lượng doanh nghiệp nông nghiệp rất ít, chủ yếu vẫn là nông dân. Do đó, tín dụng nông nghiệp công nghệ cao không nên chỉ nhắm vào các dự án quy mô, mà còn phải hướng tới đông đảo nông dân, nhắm tới chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho họ. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp cũng nên đi kèm với việc khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân, để nông dân tiếp cận được công nghệ. Có như vậy, cả nền nông nghiệp mới có thể cùng chuyển động.
Một vấn đề khác, theo phản ánh của các doanh nghiệp, ưu đãi lãi suất 0,5-1% của gói 100.000 tỷ đồng là rất quý. Tuy nhiên, điều doanh nghiệp, người dân cần hơn là điều kiện tiếp cận vốn, yêu cầu về tài sản đảm bảo cần nới lỏng hơn. Theo quy định hiện hành, tài sản trên đất không được chấp nhận là tài sản đảm bảo khiến cả người vay lẫn ngân hàng khó khăn trong ký hợp đồng. Bên cạnh đó, dù NHNN khuyến khích cho vay tín chấp, song vẫn rất ít ngân hàng thực hiện.
-
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng -
Phó thống đốc Đào Minh Tú: Thực hành ESG là vấn đề nóng và cấp bách
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025