
-
Hệ thống thông quan tự động hoạt động ổn định, bền bỉ dù vượt ngưỡng thiết kế 200%
-
Grab “bắt tay” Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch quảng bá, thúc đẩy du lịch Việt Nam
-
Doanh nghiệp Algeria muốn mua hơn 2.000 container, doanh nghiệp Việt có cơ hội
-
Lotte Mart sẽ sớm triển khai dự án đại siêu thị tại Thái Nguyên
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 26/3/2025 -
[Emagazine] Agribank: 37 năm vững vàng nền tảng, sẵn sàng bứt tốc cho kỷ nguyên mới
Đây là một trong 5 nhóm giải pháp mà Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) đã gửi Chính phủ, với mong muốn góp thêm vào các giải pháp để đạt được mức tăng trưởng GDP 8% và cao hơn ngay trong năm 2025.
Mục tiêu của đề xuất này, theo Ban IV, là để tận dụng nhanh chóng các cơ hội, tạo sự khác biệt trong môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và truyền thông mạnh mẽ ra quốc tế.
Tuy nhiên, nếu dựa trên những kiến nghị rất cụ thể mà các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp gửi tới Chính phủ, các bộ, ngành trong thời gian qua liên quan tới Dự án Xử lý rác ở địa bàn Trà Vinh và TP.HCM của CTCP Cơ điện lạnh (REE), Dự án Xây dựng trung tâm R&D của Tập đoàn Công nghệ CMC đã 3 năm vẫn chưa xong thủ tục... hay những lo ngại về sự chậm trễ trong việc tuân thủ quy định về đàm phán giá điện trong các dự án năng lượng, trong các quyết định ở cấp cơ sở... thì mục tiêu còn là giải phóng nguồn lực trong các dự án dở dang.
Đó còn nhằm giảm rủi ro, giảm chi phí đầu tư kinh doanh thông qua việc rà soát, xem xét lại các quy định, quy trình hiện hành.
Hơn thế, nếu nhìn vào lịch trình xây dựng pháp luật trong năm nay, với hàng loạt văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Công nghiệp công nghệ số.... thì mong muốn cơ chế luồng xanh còn là giảm tối đa chi phí tuân thủ. Thậm chí, cơ chế này còn giúp giãn thời gian thực thi và cả mong muốn tạm không đề xuất những quy định, những chính sách có thể làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp...
Cũng phải nhắc lại, thủ tục đầu tư đặc biệt - còn gọi là luồng xanh - vừa được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 10/2 vừa qua. Song thủ tục này chỉ dành cho các dự án đầu tư mới, trong các lĩnh vực xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm R&D; đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp mạch tích hợp bán dẫn, công nghệ thiết kế, chế tạo linh kiện, điện tử linh hoạt (PE), chip, vật liệu bán dẫn hay các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao được khuyến khích phát triển đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Trong khi đó, khi bóc tách các động lực tăng trưởng có thể đóng góp ngay vào mục tiêu tăng trưởng 8% của năm nay, giới chuyên gia kinh tế còn nhìn nhận, hàng ngàn dự án đầu tư quy mô lớn đang dở dang, nếu được làm “sống lại”, thì sẽ khơi thông nguồn vốn không nhỏ cho nền kinh tế, cung cấp thêm sản phẩm cho thị trường, sớm tạo thêm giá trị mới cho xã hội.
Có thể thấy rõ điểm này khi phân tích kịch bản tăng trưởng 8% mà Chính phủ trình Quốc hội. Theo đó, tổng vốn đầu tư tư nhân cần thu hút tối thiểu là 96 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD so với kế hoạch tăng trưởng GDP từ 6,5 đến 7% và phấn đấu đạt 7,5% đã phân giao.
Dù mức tăng thêm này mới bằng 1/3 so với 3 tỷ USD sẽ tăng thêm của đầu tư công, nhưng không hề nhỏ so với con số đã đạt được của năm 2024 (khoảng 84 tỷ USD). Điều quan trọng, đây là tiền trong túi doanh nghiệp.
Trong bối cảnh tình hình sản xuất, kinh doanh đầu năm 2025 chưa có nhiều khởi sắc, Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 1/2025 tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) dưới 50 điểm trong 2 tháng liên tiếp, nếu không có gói giải pháp chính sách đặc biệt, không có sự quyết liệt trong thực thi nhằm hạn chế mọi “sao nhãng” có thể có trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy, trong huy động nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội nhằm quay nhanh vòng vốn cho doanh nghiệp thì sẽ không dễ đưa được tiền trong túi doanh nghiệp vào nền kinh tế.
Cơ chế luồng xanh nhằm kích thích đầu tư tư nhân, có thể cũng chính là môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, minh bạch, với chi phí thấp, đạt chuẩn quốc tế để thúc đẩy mọi kế hoạch kinh doanh, làm giàu... hiện tại của người dân cũng như của doanh nghiệp.
-
Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 3: Cuộc đua thứ hạng với những người dẫn đầu
-
Grab “bắt tay” Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch quảng bá, thúc đẩy du lịch Việt Nam
-
Doanh nghiệp Algeria muốn mua hơn 2.000 container, doanh nghiệp Việt có cơ hội
-
Lotte Mart sẽ sớm triển khai dự án đại siêu thị tại Thái Nguyên
-
Hòa Phát đặt mục tiêu lãi sau thuế 15.000 tỷ đồng năm 2025 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 26/3/2025 -
Chật vật “đóng” thương vụ M&A “ngược” tại Cảng Quy Nhơn -
[Emagazine] Agribank: 37 năm vững vàng nền tảng, sẵn sàng bứt tốc cho kỷ nguyên mới -
Doanh nghiệp nhôm, thép rà soát xuất khẩu sang thị trường EU -
Thủ tướng chỉ thị thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Găng tay cao su Việt Nam bị đề nghị điều tra bán phá giá tại Ấn Độ
-
Nhà phố Nha Trang - kênh đầu tư bền vững trong bối cảnh quỹ đất khan hiếm?
-
LILAMA thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng (kỳ 2)
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành bảo hiểm
-
STC Corporation: Hơn 20 năm kiến tạo "Perfect Life"
-
Cất nóc Tổ hợp giáo dục FPT tại TP. Huế
-
Khám phá chất sống Địa Trung Hải tại phân khu Limassol - Gold Coast Vũng Tàu