
-
Bước chuyển trong chiến lược đầu tư của Gelex
-
Saigontel huỷ phát hành riêng lẻ và sẽ chào bán 148 triệu cổ phiếu cho cổ đông
-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính -
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
Cụ thể, CTCP Xây dựng Hạ tầng CII đăng ký mua 900.000 cổ phiếu NBB để nâng sở hữu từ 6,43% lên 7,33% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 23/12/2022 đến ngày 21/1/2023.
Trước đó, CTCP Xây dựng Hạ tầng CII vừa mua vào 6.437.100 (tỷ lệ mua thành công là 91,96%) trong tổng 7.000.000 cổ phiếu đăng ký để nâng sở hữu từ 0% lên 6,43% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 2/11 đến 1/12.
Lý do không mua hết lượng đăng ký được CTCP Xây dựng Hạ tầng CII lý giải do chưa đạt được giá mua mong muốn.
Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Xây dựng Hạ tầng CII được thành lập ngày 19/1/2006, người đại diện pháp luật là Phùng Văn Hiền và có địa chỉ tại số 191 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM.
Điểm đáng lưu ý, tính tới 30/9/2022, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (mã CII – sàn HoSE) sở hữu 80% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Xây dựng Hạ tầng CII và ghi nhận là đầu tư vào công ty con.
Thêm nữa, tính tới 30/9/2022, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM cũng đang sở hữu 37,52% vốn điều lệ tại Năm Bảy Bảy và ghi nhận là công ty liên kết.
Bản chất giao dịch này là CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM thông qua công ty con là Công ty cổ phần Xây dựng Hạ tầng CII để nâng sở hữu tại Năm Bảy Bảy khi cổ phiếu này chỉ giảm sâu.
Ngoài ra, ngày 16/12, Công ty TNHH TM-DV Đại Dũng vừa mua vào 448.200 cổ phiếu để nâng sở hữu từ 4,56% lên 5% vốn điều lệ và chính thức trở thành cổ đông lớn tại Năm Bảy Bảy.
Ngược lại, bà Nguyễn Thị Thu Hiền vừa bán ra 179.000 cổ phiếu NBB để giảm sở hữu từ 5,12% về còn 4,94% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 24/11. Như vậy, sau giao dịch, bà Hiền không còn là cổ đông lớn của Năm Bảy Bảy.
Thêm nữa, ông Nguyễn Văn Thịnh vừa bán ra 359.300 cổ phiếu NBB để giảm sở hữu từ 5,03% về còn 4,67% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 24/11. Như vậy, sau giao dịch, cổ đông Nguyễn Văn Thịnh không còn là cổ đông lớn của Năm Bảy Bảy.
Bối cảnh, cổ phiếu vừa trải qua nhịp bán tháo và hồi phục nhẹ trong những phiên gần đây. Cụ thể, từ ngày 11/1 đến 23/11, cổ phiếu NBB giảm 79,7% từ 59.700 đồng về 12.100 đồng/cổ phiếu và sau đó hồi phục, tính tới ngày 20/12, cổ phiếu NBB giao dịch vùng 12.500 đồng/cổ phiếu, cao hơn 3,3% so với đáy ngày 23/11 và vẫn thấp hơn 79,1% so với đỉnh ngày 11/1.
CII vừa bán cổ phiếu NBB đầu năm khi cổ phiếu giao dịch vùng 31.000 đồng đến 59.700 đồng/cổ phiếu
Ở một diễn biến khác, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM vừa bán 10 triệu cổ phiếu NBB để giảm sở hữu từ 47,51% về còn 37,52% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 7/7 đến 5/8.
Được biết, tính tới 31/12/2020, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sở hữu 93,7% vốn điều lệ tại Năm Bảy Bảy và ghi nhận là đầu tư vào công ty con. Tuy nhiên, sau nhiều lần bán ra, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM đã chuyển ghi nhận từ đầu tư vào công ty con sang đầu tư vào công ty liên kết tại Năm Bảy Bảy.
Như vậy, chỉ trong vòng hơn 1 năm, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM đã bán ra 56,18% vốn điều lệ tại Năm Bảy Bảy và chuyển từ công con sang công liên kết.
Được biết, thống kê từ ngày 13/10/2021 đến 5/4/2022, CII đã bán tổng cộng khoảng 41,74 triệu cổ phiếu NBB. Trong đó, thời điểm CII đẩy mạnh bán cổ phiếu NBB khi cổ phiếu này giao dịch vùng giá từ 31.000 đồng đến 59.700 đồng/cổ phiếu.
9 tháng đầu năm lợi nhuận giảm 99,4% và dòng tiền âm kỷ lục 862,9 tỷ đồng
Trong quý III/2022, Năm Bảy Bảy ghi nhận doanh thu đạt 121,01 tỷ đồng, tăng 20,65 lần so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế chỉ ghi nhận 0,3 tỷ đồng, giảm 99,8% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Năm Bảy Bảy ghi nhận doanh thu đạt 290,17 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2,09 tỷ đồng, giảm 99,4% so với cùng kỳ.
Trong năm 2022, Công ty dự kiến tổng doanh thu 800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 102 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2022, Công ty mới hoàn thành được 2% kế hoạch lợi nhuận năm và còn cách rất xa kế hoạch.
Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh chính tiếp tục âm 862,9 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 625,2 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 1.083,1 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 1.934 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.
Như vậy, Công ty đã tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh thâm hụt và mở rộng đầu tư.
Được biết, từ năm 2007 tới nay, chưa năm nào dòng tiền kinh doanh chính của Năm Bảy Bảy ghi nhận âm vượt số tiền 862,9 tỷ đồng. Trong đó, năm dòng tiền âm lớn nhất là năm 2010, Công ty ghi nhận dòng tiền âm 351,62 tỷ đồng.
Trước đó, năm 2021, Công ty đã ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 103,18 tỷ đồng. Như vậy, nếu quý IV không có gì thay đổi, Công ty sẽ ghi nhận dòng tiền âm 2 năm liên tiếp.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/12, cổ phiếu NBB giảm 200 đồng về 12.500 đồng/cổ phiếu.

-
SAM Holdings muốn đưa room ngoại ở mức 49% dù cổ phiếu không kín room -
Chứng khoán HSC ước lãi quý I giảm 18%, đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng 24% -
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt -
ĐHĐCĐ FPTS: Cổ đông chất vấn sự hỗ trợ từ FPT và mục tiêu lợi nhuận đi lùi -
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu -
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính -
Gỗ Đức Thành muốn bán bớt tài sản để tái đầu tư hoặc trả bớt nợ vay dài hạn
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4