-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
- I -
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình đã khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một mắt xích quan trọng của phong trào độc lập dân tộc sau Thế chiến II.
Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh là nòng cốt xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ |
Độc lập, tự chủ về chính trị là điều kiện tiền đề xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Ngược lại, độc lập, tự chủ về kinh tế là điều kiện bảo đảm độc lập, tự chủ về chính trị, bởi một quốc gia đói nghèo, thường xuyên phải dựa vào viện trợ quốc tế, thì khó có thể giữ vững được độc lập, tự chủ về chính trị.
Độc lập, tự chủ về kinh tế trước hết và quan trọng nhất là về đường lối, chính sách, luật pháp kinh tế được xây dựng thành hệ thống hoàn chỉnh đặt trên căn bản lợi ích dân tộc hướng vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; trên cơ sở đó xây dựng nền kinh tế ngày càng hiện đại thích ứng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, có năng lực cạnh tranh cao, đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng lớn.
Trong điều kiện thế giới đang biến đổi nhanh theo xu thế toàn cầu hóa, mỗi quốc gia phải hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình hợp lý nhằm khai thác lợi thế động của từng nước để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, từng bước nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới.
Trên cơ sở đó, cần lựa chọn ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn, có chính sách và cơ chế hiệu năng khai thác mọi nguồn lực trong nước và quốc tế để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội theo hướng tốc độ tăng trưởng cao và có hiệu quả kinh tế - xã hội, phát triển bền vững.
Là nước đang tiến hành công nghiệp hóa, nước ta có thể và cần phải chủ động tham gia quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới không chỉ về thương mại và đầu tư, các định chế toàn cầu và tổ chức hợp tác khu vực, mở rộng quan hệ song phương với các nước, mà quan trọng hơn cả, phải từng bước tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công quốc tế, dịch chuyển những ngành, lĩnh vực từ các nước công nghiệp sang các nước đang phát triển, tham gia chuỗi giá trị sản xuất và chuỗi phân phối toàn cầu từng loại sản phẩm, dịch vụ.
Liên quan đến độc lập, tự chủ của từng nước là sức mạnh quốc gia. Vị thế của mỗi nước trong khu vực và trên thế giới được xác định trên cơ sở sức mạnh quốc gia của nước đó. Những biến số quan trọng của sức mạnh quốc gia gồm dân số, nguồn nhân lực, sức mạnh kinh tế, độ phức tạp về công nghệ, tiềm lực quân sự.
GDP là chỉ tiêu quan trọng và tổng hợp, nhưng không phản ánh đầy đủ sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia, do vậy, phải bổ sung những biến số khác như cơ cấu kinh tế, nguồn nhân lực, trình độ công nghệ. Trong thế giới hiện đại, hệ thống giáo dục có chất lượng cao đào tạo những người lao động có ý tưởng sáng tạo, tiếp cận công nghệ hiện đại để tạo ra hàng hóa, dịch vụ tốt nhất cho xã hội và năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ là hai yếu tố quyết định đối với sức mạnh quốc gia.
Độc lập tự chủ của quốc gia chỉ có thể được bảo đảm khi Nhà nước đề ra được đường lối, chiến lược phát triển khả dĩ khai thác được sức mạnh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, cảnh báo sớm và có đủ cơ chế, nguồn lực đối phó được với rủi ro trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
- II -
Có ba yếu tố toàn cầu tác động đến nền kinh tế độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia:
i) Các tổ chức toàn cầu: Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là ba tổ chức chính đang điều phối kinh tế toàn cầu. Những tổ chức khác như Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)… có chức năng điều phối toàn cầu từng lĩnh vực hoạt động. Các tổ chức toàn cầu đặt ra luật chơi chung và trong từng lĩnh vực cho cả thế giới, quy định những ưu đãi cho các nước nghèo, áp đặt lệnh trừng phạt với những nước vi phạm các quy tắc đó.
Trên thực tế, các nước công nghiệp phát triển là sáng lập viên các tổ chức quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra luật chơi và định hướng phát triển các tổ chức đó. Mỹ giữ quyền chi phối phần lớn các tổ chức quốc tế, kể cả quyền phủ quyết và quyền bổ nhiệm người đứng đầu một số tổ chức đó.
ii) Các công ty toàn cầu: Hàng vạn công ty xuyên quốc gia (TNCs) đang hoạt động trên phạm vi toàn cầu do sự gia nhập những TNCs từ các nền kinh tế mới nổi. Khoảng 3.000 TNCs hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, ô tô, truyền thông, hàng không, điện tử… có chi nhánh ở nhiều nước trên thế giới, thực hiện nghiên cứu ở một nước, sản xuất các linh kiện ở nhiều nước và tạo ra sản phẩm cuối cùng ở một nước, bán hàng hóa sang các nước khác. Các TNCs là một thực thể có đủ sức mạnh vượt ra ngoài khuôn khổ của mỗi nước, đóng vai trò quyết định trong hoạt động đầu tư và kinh doanh trên phạm vi toàn cầu.
iii) Các tổ chức hợp tác khu vực: EU là điển hình về sự phát triển của quá trình nhất thể hóa kinh tế của những quốc gia riêng lẻ thành Cộng đồng Kinh tế châu Âu. ASEAN đang hướng tới cộng đồng vào cuối năm 2015. Mỗi nước thành viên ASEAN trong khi đặt căn bản trên lợi ích dân tộc trong quan hệ quốc tế đồng thời phải điều chỉnh lợi ích đó, để bảo đảm lợi ích chung của tổ chức khu vực. Các quy định của ASEAN trong nội khối, cũng như những thỏa thuận với các nước ngoài khối đòi hỏi mỗi nước thành viên phải thực hiện nghiêm chỉnh, mặc dù có trường hợp phải hy sinh một phần lợi ích dân tộc.
Ba yếu tố đó đòi hỏi phải có nhận thức và quan điểm đúng về việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ của đất nước, bởi chức năng của Nhà nước dân tộc được điều chỉnh để phù hợp với các định chế quốc tế; luật pháp của mỗi nước phải thích ứng với thể chế toàn cầu và thể chế khu vực, mỗi khi có xung đột giữa luật pháp trong nước với công ước quốc tế, thì phải tuân thủ quy định của công ước quốc tế.
Việc hình thành mạng Internet, các website và những công cụ truyền thông hiện đại tạo điều kiện dễ dàng cho hàng tỷ người sống và làm việc ở những quốc gia trên mọi châu lục giao tiếp với nhau, trao đổi thông tin, tiến hành hoạt động thương mại, đầu tư qua biên giới, cùng thực hiện những công việc, dự án chung, làm xuất hiện nhiều phương thức phân công lao động quốc tế mới. Trong bối cảnh đó, đã xuất hiện một thuật ngữ mới đối với các quốc gia: chủ quyền thông tin. Đó là vấn đề hệ trọng liên quan đến nhận thức và quan điểm về độc lập, tự chủ trong thế giới hiện đại.
- III -
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là chủ trương nhất quán của Đảng từ Đại hội lần thứ III năm 1960, miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên CNXH và tại Đại hội lần thứ IV năm 1976 khi đất nước được thống nhất. Chủ trương đó đã được điều chỉnh từ “Phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”, sang “Trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, ra sức phát triển nông nghiệp một cách hợp lý”. Tuy vậy, do thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, nên chủ trương đó đã được thực hiện không có hiệu quả, nền kinh tế chậm phát triển, cả nước làm không đủ ăn.
Đại hội lần thứ VI năm 1986 chủ trương phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ bằng cách chuyển đổi sang kinh tế thị trường, khai thác nguồn lực trong nước và tranh thủ nguồn lực quốc tế. Trong gần 15 năm kể từ năm 1986, chủ trương đó đã thu được kết quả khả quan.
Sau khi vượt qua được trạng thái khủng hưởng kinh tế - xã hội 1986 - 1990, từ năm 1991 đến 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, bình quân 8,5%/năm, khu vực kinh tế quốc doanh đã được thu hẹp, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp ngày càng lớn. Với việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2000, từ năm 2001, kinh tế tư nhân phát triển nhanh chóng. Sau khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực từ năm 1998 đến 2004, nguồn vốn FDI giảm sút nghiêm trọng; từ năm 2005 đến nay, đã phục hồi tốc độ tăng trưởng; từ năm 2009, mỗi năm vốn FDI thực hiện đạt 10 - 11 tỷ USD, gấp hơn 3 lần mức bình quân năm giai đoạn 1991 - 2000.
Đối với doanh nghiệp nhà nước trừ một vài tập đoàn kinh tế hoạt động có hiệu quả như VNPT, Viettel, phần lớn kinh doanh kém hiệu quả, thậm chí lâm vào khủng hoảng, phá sản như Vinashin, Vinalines; chủ trương cổ phần hóa, bán khoán, cho thuê chậm được thực hiện, tình trạng đầu tư tràn lan, kinh doanh đa ngành, thậm chí lợi dụng danh nghĩa kinh tế quốc doanh để lập các doanh nghiệp “sân sau” nhằm sinh lợi cho cá nhân, hoặc nhóm lợi ích gây hậu quả tiêu cực về kinh tế - xã hội.
Đại hội lần thứ IX (năm 2001) của Đảng chủ trương tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nhưng trong cả thập niên đầu thế kỷ XXI đã không được thực hiện, do vậy, tốc độ tăng trưởng giảm, từ trung bình 7,5%/năm còn trên 5%/năm, hiệu quả kinh tế - xã hội khá thấp.
Việc lựa chọn ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển thích ứng với việc tham gia phân công quốc tế đòi hỏi phải được tính toán khoa học để phát huy lợi thế của nước đang tiến hành công nghiệp hóa, đáng tiếc do ý chí chủ quan, lợi ích nhóm, nên không ít sự lựa chọn tỏ ra kém hiệu quả. Dưới đây là một số ví dụ điển hình.
Trong nông nghiệp là chủ trương 1 triệu tấn đường/năm từ năm 1998, phát triển mía đường ở nhiều địa phương dẫn đến tình trạng kém hiệu quả, mặc dù đã có ý kiến cần lưu ý đến cung ứng đường trên thị trường thế giới đang dư thừa, nước ta nên chọn sản phẩm khác để việc sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Trong công nghiệp là chủ trương phát triển công nghiệp đóng tàu với mục tiêu đầy tham vọng để nước ta trở thành cường quốc về ngành này. Do ý chí chủ quan lại thiếu tính toán khoa học, nên Vinashin đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế đất nước. Ngành công nghiệp ô tô được khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, nhưng do bảo hộ mậu dịch bằng hệ thống thuế quan nên giá bán ô tô ở nước ta cao hơn nhiều nước từ 2 đến 3 lần, hiện nay mỗi năm chỉ sản xuất được trên 100.000 ô tô các loại, bằng 4% sản lượng ô tô của Thái Lan.
Trong lĩnh vực dịch vụ là việc phát triển ồ ạt ngân hàng thương mại không dựa trên tiêu chí khoa học, dẫn đến nhiều ngân hàng không đạt chuẩn, bộc lộ nhược điểm lớn về huy động vốn, tín dụng, quản lý buộc ngân hàng nhà nước phải áp dụng cơ chế kiểm soát đặc biệt và việc tái cấu trúc ngân hàng trở thành một trong 3 đột phá của quá trình tái cấu trúc kinh tế.
Chủ trương tái cấu trúc kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới đang được thực hiện, nhưng xem ra vẫn khá chậm chạp nếu tính từ Đại hội Đảng lần thứ XI đầu năm 2011 đã gần 4 năm. Từ đó đến nay, đã có nhiều chủ trương của Đảng và Nhà nước về định hướng chung, cũng như chính sách, thể chế đối với từng ngành, lĩnh vực. Vấn đề phương thức điều hành và tổ chức thực hiện vẫn là hai nhược điểm cố hữu cần được khắc phục.
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã thay đổi cách tiếp cận vấn đề và phương thức điều hành theo hướng đề ra mục tiêu cho từng công việc, như cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thủ tục thuế, hải quan, thành lập doanh nghiệp, cấp đất… Đích thân Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm việc với từng ngành đòi hỏi phải thực hiện được mục tiêu và thời hạn hoàn thành từng công việc như thủ tục hành chính về thuế, hải quan tương đương các nước phát triển trong ASEAN; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ. Hy vọng, với phương thức điều hành mới của Chính phủ, sẽ gặt hái được kết quả tốt đẹp, làm chuyển biến nhanh chóng hoạt động của bộ máy nhà nước đang vận hành kém hiệu năng.
- IV -
Để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, doanh nghiệp là đội quân chủ lực. Chủ trương thu hút FDI, coi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế nước ta, nhưng với dân số hơn 90 triệu người, nước ta không thể dựa vào doanh nghiệp nước ngoài để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mà cần nhận biết đúng vai trò FDI đối với vốn đầu tư, thị trường xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, làm cho doanh nghiệp FDI nhất là TNCs có sức lan tỏa lớn đối với doanh nghiệp trong nước thông qua phát triển công nghiệp hỗ trợ, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm và chuỗi phân phối hàng hóa.
Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh là nòng cốt xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Thủ tướng Chính phủ đã và đang chỉ đạo rốt ráo quá trình cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Khi xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2020, các đơn vị này cần phải đổi mới toàn diện về tư duy, quản trị doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh, được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc, nên bỏ cấp chủ quản doanh nghiệp là các bộ, UBND tỉnh, thành phố, sở để tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh, ngăn ngừa tình trạng cục bộ, địa phương, nhân danh cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi không hợp pháp của doanh nghiệp, hình thành lợi ích nhóm.
Doanh nghiệp dân doanh đang trên đà phục hồi và phát triển, tuy vậy phần lớn là doanh nghiệp nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa chưa nhiều, tập đoàn kinh tế rất ít. Mục tiêu đến năm 2020, có khoảng 1 triệu doanh nghiệp hoàn toàn có tính khả thi, vì từ năm 2001 đến nay, nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích và trên thực tế, hàng chục vạn doanh nghiệp đã ra đời và đang hoạt động. Những doanh nghiệp đã vượt qua khủng hoảng không bị phá sản là nền tảng để phát triển nhanh chóng khi nền kinh tế đã được phục hồi tốc độ tăng trưởng. Hết sức coi trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa, đa dạng, linh hoạt, năng động rất thích ứng với tính cách của người Việt Nam; đồng thời cần có chủ trương và giải pháp để kích thích doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là tầng lớp trẻ có kiến thức khoa học và công nghệ, có đầu óc kinh doanh, dám mạo hiểm lập doanh nghiệp trong ngành công nghệ cao, dịch vụ hiện đại.
Tuy vậy, để xây dựng nền kinh tế đủ năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, rất cần coi trọng phát triển tập đoàn kinh tế dân doanh.
Hàn Quốc là tấm gương về xây dựng các tập đoàn kinh tế. Samsung, Lucky Goldstar, Hyundai, Kia, Posco… hiện là những doanh nghiệp hàng đầu thế giới bắt từ các công ty nhỏ được thành lập khoảng cuối năm 1960, đầu những năm 1970 nhờ được sự hỗ trợ bằng thể chế và các ưu đãi tài chính, thuế, tín dụng, có môi trường kinh doanh thuận lợi, được Nhà nước khuyến khích vươn ra thị trường thế giới từ khi còn là những công ty nhỏ, nên chỉ sau vài chục năm đã trở thành những doanh nghiệp hùng mạnh, không chỉ làm chủ, mà còn sáng tạo nhiều công nghệ hàng đầu thế giới, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường đầu tư và thương mại ở khắp mọi châu lục.
Ở nước ta hiện nay, số lượng tập đoàn dân doanh công nghệ cao còn quá ít, phần lớn người giàu của Việt Nam đi lên từ bất động sản. Đây là một nhược điểm lớn cần được khắc phục bằng chủ trương, chính sách nhất quán của Nhà nước và định hướng các tập đoàn dân doanh đầu tư nhiều hơn vào công nghệ, nhất là nghiên cứu và phát triển, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có chiến lược kinh doanh thích ứng với biến động thị trường trong nước và thị trường thế giới.
Đồng thời với việc tiếp tục thu hút nhiều hơn FDI theo hướng hiệu quả hơn, có sức lan tỏa lớn hơn, rất cần có chiến lược phát triển doanh nghiệp dân tộc gồm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh, đa dạng về quy mô, trong đó đại bộ phận là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đa dạng về hình thức hợp tác, có nhiều tập đoàn mạnh về công nghệ được quản trị theo xu thế hiện đại bằng nguồn nhân lực chất lượng cao để đến năm 2020, nước ta có những tập đoàn nằm trong Top 100 doanh nghiệp lớn châu Á và sau đó vươn lên tầm thế giới.
GS-TSKH. Nguyễn Mại
-
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025