-
Quảng Trị bố trí kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Giữa làn sóng tinh giản, THACO tuyên bố muốn tuyển mới 26.000 nhân sự -
Tháng 1/2025, EVNGENCO1 sản xuất được đạt 2,585 tỷ kWh -
EVN tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp trong năm 2025 -
Chính thức chốt giá trị vốn Nhà nước tại Công ty mẹ - ACV là 21.786 tỷ đồng -
Hệ sinh thái doanh nghiệp tại Việt Nam - nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Quản lý xe công nghệ như thế nào, làm thế nào để tránh thất thu thuế là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đặt câu hỏi trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trong phiên họp Quốc hội sáng nay 5/6/2019.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể |
Sẽ sớm ban hành Nghị định 86 sửa đổi
Trong phần chất vấn, Đại biểu Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) đặt câu hỏi Quyết định 24 về đề án thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ và kết nối hành khách theo hợp đồng taxi công nghệ kéo quá dài, thực hiện từ 01/07/2016 thì đã gây ra nhiều cái bất cập trong quản lý nhà nước, từ thu thuế cho đến ký hợp đồng lao động, tạo môi trường cạnh tranh không bình đẳng. Đề nghị Bộ trưởng cho biết, vì sao dự thảo sửa đổi Nghị định 86 bị chậm ban hành và khi nào nghị định 86 sửa đổi sẽ được ban hành?”.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, hiện nay Nghị định 86 là nghị định được quan tâm đặc biệt của các hiệp hội doanh nghiệp, người dân, các cơ quan thông tin truyền thông, kể cả các trung tâm nghiên cứu, do đó, trong thời gian vừa qua chúng tôi đã trình Chính phủ 7 lần, mỗi một lần đều có những thay đổi.
“Về cơ bản sau nhiều lần góp ý chỉnh sửa, Nghị định 86 sẽ sớm ban hành và lúc đó xe công nghệ và taxi truyền thống sẽ cạnh tranh ngang nhau bởi vì taxi truyền thống cũng sẽ có thể lắp các thiết bị công nghệ để phục vụ hành khách”.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, hiện có khoảng 48.000 xe hợp đồng điện tử đăng ký hoạt động, song con số thực tế có thể cao hơn do còn lượng lớn người dân mua xe kinh doanh hình thức này mà không đăng ký.
Trước đó, trong báo cáo gửi đến Quốc hội, Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể cũng cho biết, sau 2 năm thí điểm xe hợp đồng điện tử (Grab, Uber, Fastgo...) tại 4 tỉnh, thành phố đã có 14 đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng (13 doanh nghiệp Việt Nam và 1 nước ngoài), hơn 46.000 phương tiện tham gia ứng dụng hợp đồng điện tử.
“Cơ quan Nhà nước sẽ đảm bảo những cái sân chơi công bằng cho tất cả các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài và đặc biệt là xe công nghệ và taxi truyền thống” Bộ trưởng Thể nhấn mạnh.
9 hãng xe công nghệ nộp hơn 415 tỷ đồng thuế
Cũng trong phiên chất vấn sáng nay, Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đồng Tháp đặt câu hỏi về giải pháp căn cơ để tránh thất thu thuế với loại hình taxi công nghệ? Chất vấn này sau đó được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mời Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019, 9 doanh nghiệp vận tải lớn trong đó có Grab, Fastgo Việt Nam... đã nộp 415 tỷ đồng tiền thuế.
Với trường hợp Uber, năm 2017, số tiền truy thu thuế gần 66,7 tỷ đồng tới 31/8/2018, doanh nghiệp này đã nộp đầy đủ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận, chính sách quản lý, trong đó có chính sách thuế cũng phải sửa đổi, bổ sung để theo kịp thời đại công nghệ điện tử. Bộ Tài chính đã nghiên cứu, áp dụng tối đa quy định luật thuế hiện hành để thu thuế xe hợp đồng điện tử.
Cũng theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, dự Luật Quản lý thuế sửa đổi đã bổ sung quy định. Tuy nhiên, việc tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan tới quản lý loại hình kinh doanh vận tải xe hợp đồng, cụ thể Nghị định thay thế Nghị định 86, sẽ có tác động tốt cho quản lý của ngành thuế.
Về số thuế của Grab đã nộp, đại diện truyền thông Grab cho hay, nghĩa vụ thuế Grab đóng góp vào ngân sách luôn tăng trưởng qua các năm. Năm 2018, Grab đã đóng góp hơn 441 tỷ đồng (theo xác nhận số 195/ TB-CCT-KK, KTT&TH từ cơ quan quản lý thuế trực tiếp Grab là Chi cục Thuế Quận 10, TP.HCM ngày 7/1/2019).
Cũng cần phải nói thêm, theo quy định hiện hành, kinh doanh vận tải, kinh doanh xe điện tử công nghệ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về quản lý thuế. Pháp luật về thuế áp dụng thống nhất giữa các loai hình doanh nghiệp như là thuế suất, thuế ưu đãi, chế độ, cắt giảm.. Theo đó doanh nghiệp xác định được doanh thu chi phí như là Grab, Vinasun, Mai Linh nộp thuế theo phương pháp kê khai...
-
EVN tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp trong năm 2025 -
Chính thức chốt giá trị vốn Nhà nước tại Công ty mẹ - ACV là 21.786 tỷ đồng -
Lương CEO Yeah1 tăng lên 2,55 tỷ đồng/năm sau thành công của “Anh trai, Chị đẹp” -
Hệ sinh thái doanh nghiệp tại Việt Nam - nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
Digiworld lý giải về lợi nhuận sau thuế tăng 200% trong quý IV/2024 -
Bộ Công thương lấy ý kiến dự thảo Thông tư về kinh doanh xuất khẩu gạo -
Tăng trưởng kỷ lục và chiến lược mở rộng các thương hiệu thành viên của Tập đoàn Accor
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/2 -
2 TP.HCM mời gọi đầu tư 535 dự án vào TP. Thủ Đức, tổng vốn 800.000 tỷ đồng -
3 Tháng đầu năm 2025, hơn 4,33 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
4 Làm rõ phương án VEC vay vốn trái phiếu Chính phủ mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Vàng vẫn là kênh đầu tư được lựa chọn trong năm 2025
- Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
- Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
- Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn