
-
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
-
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng
-
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
![]() |
Phiên thảo luận về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa công bố Nghị quyết số 45/2024/UBTVQH15 ngày 15/4/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Nghị quyết nêu rõ, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn hai dự thảo.
Gồm, dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng (Quốc hội sẽ xem xét, quyết định tên gọi chính thức của dự thảo Nghị quyết);
Dự thảo thứ hai là Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Cả hai nghị quyết này đều do Chính phủ trình và Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội chủ trì thẩm tra.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, nội dung Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An đã được chuẩn bị tương đối tốt. Dự thảo đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Tài chính, Ngân sách Ủy ban Pháp luật thống nhất. Đảng đoàn Quốc hội đã họp với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về nội dung nghị quyết này.
Với Nghị quyết về Đà Nẵng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tủng cho biết, nhiều ý kiến khi thẩm tra sơ bộ cho rằng, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định chính quyền địa phương ở quận, phường là cấp chính quyền địa phương, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương.
Như vậy, mô hình chính quyền đô thị tại TP. Đà Nẵng như đề xuất của Chính phủ là phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, Chính phủ đã tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại TP. Đà Nẵng và đã có báo cáo trình Quốc hội, trong đó đánh giá việc thí điểm cơ bản là phù hợp, phát huy hiệu lực, hiệu quả. Do đó, đề nghị dự thảo Nghị quyết không quy định tiếp tục thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị mà cho thực hiện chính thức ngay từ thời điểm Nghị quyết có hiệu lực. Đối với nhóm các chính sách đặc thù, đề nghị cũng nghiên cứu quy định theo hướng thí điểm bổ sung để thống nhất với đề nghị ban hành Nghị quyết về tỉnh Nghệ An.
Với cách tiếp cận như trên, loại ý kiến này đề nghị chỉnh lý tên gọi của Nghị quyết là “Nghị quyết về tổ chức mô hình chính quyền đô thị và thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng”.
Tại Nghị quyết số 45/2024/UBTVQH15 , Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024): dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Điều chỉnh từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025): dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội để khẩn trương chuẩn bị hồ sơ các dự án, dự thảo bảo đảm chất lượng, tiến độ; trong quá trình soạn thảo, nếu điều chỉnh, bổ sung chính sách so với nội dung Chính phủ đã đề nghị thì phải đánh giá tác động đầy đủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về các dự án, dự thảo tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 4/2024, chậm nhất là tại phiên họp tháng 5/2024, Nghị quyết nêu rõ.
-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan -
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku -
Kích tiêu dùng để thúc kinh tế tăng trưởng trên 8% -
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc mới -
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Người “nhận đường” và “dẫn đường” của dân tộc Việt Nam -
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu