-
“Lắng nghe nông dân nói" về mong muốn mở rộng sản xuất, nhưng vướng về đất đai -
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự lãnh đạo -
Doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vào Đà Nẵng -
Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quy chế phối hợp công tác -
Tăng trưởng điện ở miền Bắc đạt 10,3% -
Hải Phòng thúc đẩy quan hệ hợp tác với tỉnh Gunma (Nhật Bản)
Vẫn còn trên 28 ngàn tỷ đồng vốn Chương trình phục hồi chưa được phân bổ - Ảnh minh hoạ |
Sáng mai (13/2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp phiên thứ 20.
Ngay trong buổi họp đầu tiên, việc giao danh mục và mức vốn cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (Chương trình) đợt 2 sẽ được đặt lên bàn nghị sự.
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Nghị quyết đã quy định mục tiêu, đối tượng, nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn và phân bổ vốn, các cơ chế đặc thù áp dụng cho dự án đầu tư công thuộc Chương trình và một số nhiệm vụ sử dụng vốn đầu tư phát triển; tăng chi từ nguồn ngân sách nhà nước tối đa 176 nghìn tỷ đồng với thời gian thực hiện chủ yếu trong 2 năm 2022 và 2023 để hỗ trợ, đầu tư các nhiệm vụ, dự án trong từng ngành, lĩnh vực.
Quốc hội cũng đồng thời giao Chính phủ căn cứ các nguyên tắc, tiêu chí quy định tại Nghị quyết, khẩn trương rà soát, hoàn thiện danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi phân bổ vốn.
Báo cáo tại phiên họp thẩm tra của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội vừa qua, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, số vốn còn lại của Chương trình chưa phân bổ, giao cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương là 28.862 tỷ đồng.
Gồm 25.530 tỷ đồng của 169 dự án đã được Thủ tướng thông báo cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để hoàn thiện thủ tục đầu tư. 3.332 tỷ đồng chưa phân bổ chi tiết, chưa thông báo cho các bộ cơ quan trung ương và địa phương.
Đáng chú ý trong tổng số 169 dự án với số vốn 25.530 tỷ đồng nêu trên mới chỉ có 129 dự án, khoảng 14.710 tỷ đồng đã hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cơ quan thẩm tra trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 129 dự án này.
Đề xuất trên nhận được sự nhất trí của Ủy ban Tài chính – Ngân sách bởi các dự án được dự kiến bố trí đủ 100% vốn so với tổng mức đầu tư để bảo đảm đủ vốn hoàn thành trong năm 2023. Số vốn dự kiến bố trí cho các dự án thuộc nguồn vốn của Chương trình đã được bố trí trong phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023.
Nội dung tiếp theo được xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là điều chỉnh giảm 8.528 tỷ đồng kế hoạch vốn của Chương trình đã được Thủ tướng giao cho Bộ Giao thông vận tải thực hiện 4 dự án quan trọng quốc gia, đường cao tốc để điều chỉnh tăng tương ứng cho các địa phương tham gia dự án thành phần do hiện nay Thủ tướng đã có quyết định phân cấp cho địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án.
Tại báo cáo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng trình các nguyên tắc tiêu chí phân bổ, bố trí vốn cho danh mục các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình. Theo đó việc lựa chọn và phân bổ vốn phải đảm bảo giải ngân vốn của chương trình trong hai năm 2022 và 2023 tuân thủ các nguyên tắc tiêu chí quy định tại nghị quyết số 43.
Trình tự thủ tục lập, thẩm định phê duyệt dự án phải đảm bảo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan. Việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án phải đảm bảo không vi phạm quy định tại Luật Đầu tư công.
Tiêu chí nữa là bảo đảm khả năng cân đối vốn cho dự án để hoàn thành đúng tiến độ bố trí vốn cho dự án theo đúng quy định tại Luật Đầu tư công, trong đó số vốn ngân sách Trung ương trong tổng mức vốn đầu tư của dự án phải phù hợp với mức vốn ngân sách trung ương đã được thông báo.
Đối với các dự án có tổng mức đầu tư cao hơn mức vốn ngân sách ngân sách trung ương bố trí, các địa phương phải cam kết và báo cáo hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết phân bổ vốn ngân sách địa phương trong giai đoạn 2021 - 2025 để cân đối đủ vốn cho dự án, không để nợ đọng xây dựng cơ bản và các dự án chậm tiến độ do thiếu vốn.
Trong trường hợp điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của dự án so với tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền giao vốn từ Chương trình, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động bố trí số vẫn còn thiếu từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn hợp pháp khác do cấp mình quản lý để hoàn thành dự án trong giai đoạn 2022- 2025. Trường hợp các danh mục nhiệm vụ dự án có thay đổi thông tin, mức vốn so với danh mục dự án đã được Thủ tướng Chính phủ thông báo phải giải trình rõ lý do bổ sung thay đổi đảm bảo thuyết phục và khả thi đối với từng dự án.
-
Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quy chế phối hợp công tác -
Tăng trưởng điện ở miền Bắc đạt 10,3% -
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường -
Hải Phòng thúc đẩy quan hệ hợp tác với tỉnh Gunma (Nhật Bản) -
Phân cấp về thẩm quyền quyết định chuyển giao dữ liệu ra nước ngoài -
Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị chính thức lên đô thị loại II -
Niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam gia tăng
-
1 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
2 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
3 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
4 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm