Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Xem xét phương án đi học trở lại từ đầu tháng 3
Viết Tuân (vnexpress) - 21/02/2020 14:21
 
Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết đang xem xét phương án cho học sinh, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3.

Sáng 21/3, tại cuộc họp Uỷ ban quốc gia phòng, chống dịch nCoV, nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất cho học sinh đi học trở lại vào đầu tháng 3.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết, về thời điểm cho học sinh, sinh viên đi học lại, hiện các địa phương đang có ý kiến khác nhau. Đa số các địa phương muốn cho học sinh, sinh viên đi học trở lại vào đầu tháng 3. Riêng TPHCM đề nghị cho học sinh nghỉ hết tháng 3.

Theo ông Độ, thời gian qua các trường học đã tiến hành các biện pháp phòng dịch cần thiết, tiêu trùng khử độc nhiều lần. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Y tế xây dựng quy trình kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo người học đến trường an toàn...

Ông cho rằng, theo quy định, chỉ địa phương có dịch mới được cho học sinh, sinh viên nghỉ học... Nếu tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học thì việc thực hiện chương trình sẽ rất... Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xem xét phương án cho học sinh, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3. 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng dẫn chứng, nhiều nước có ca nhiễm Covid-19 như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... thì học sinh, sinh viên vẫn đi học bình thường. Trong trường, người học, người dạy không phải đeo khẩu trang.

Tại Trung Quốc, trừ thủ đô Bắc Kinh, tỉnh Hồ Bắc, Cát Lâm, Thiên Tân chưa có quyết định cho học sinh, sinh viên đi học trở lại, còn các địa phương khác đều tổ chức đi học trở lại vào đầu tháng 3.

Để đảm bảo an toàn, tại các trường học đã tiêu trùng khử độc trường học; rà soát các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ; khuyến cáo giáo viên, học sinh rửa tay bằng xà phòng; hạn chế một số hoạt động ngoại khoá, tập trung đông người...

Theo ông Dũng, WHO và một số tổ chức quốc tế, ngoại giao đoàn cũng đã khuyến nghị, với tình hình dịch bệnh hiện tại, đã đến lúc Việt Nam xem xét thời điểm cho học sinh, sinh viên đi học trở lại.

PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, nhận định dù sắp tới có thể xuất hiện ca bệnh mới. Tuy nhiên, thời tiết đang dần ấm lên, độc lực của virus corona đã giảm... Nên Việt Nam có thể nhanh chóng phát hiện, khoanh vùng, dập dịch tại chỗ, đảm bảo môi trường dịch tễ an toàn cho hoạt động kinh tế, xã hội.

Học sinh trường Ngôi sao, Hà Nội, vệ sinh lớp học ngày 31/1. Ảnh: Ngọc Thành

Học sinh trường Ngôi sao, Hà Nội, vệ sinh lớp học ngày 31/1. Ảnh: Ngọc Thành

Ngày 20/2, Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Phong ký văn bản kiến nghị Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thống nhất kéo dài thời gian nghỉ của học sinh, sinh viên đến hết tháng 3.

Kế hoạch năm học 2019-2020 được điều chỉnh tương ứng. Học kỳ II bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7, lùi kỳ thi THPT quốc gia đến cuối tháng 7, tức chậm hơn một tháng so với năm ngoái.

UBND TP HCM đánh giá "Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ và chưa có dấu hiệu ổn định trong thời gian ngắn sắp tới". Việc thay đổi thời gian học nhằm "đảm bảo sự an toàn cho học sinh, giúp các địa phương, đơn vị, cơ sở giáo dục chủ động trong việc xây dựng triển khai đồng bộ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học".

Hiện hầu hết địa phương cho học sinh nghỉ học hết tháng 2, theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và kiến nghị của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo ngày 14/2. Riêng Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Tuyên Quang vẫn giữ lịch học từ tuần tới, ngày 24/2.

Năm học 2019-2020, cả nước có hơn 24 triệu học sinh, sinh viên. Hà Nội và TP HCM có số học sinh đông nhất, khoảng 2 triệu. Những năm gần đây, có khoảng 800.000-900.000 học sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia mỗi năm.

 

TP.HCM: Tiêu độc khử trùng trường lớp để đón học sinh đi học lại ngày 17/2
Quyết định cho học sinh đi học lại vào ngày 17/2, Thường trực UBND TP.HCM vừa có công văn khẩn yêu cầu các sở ngành rà soát số lượng học sinh,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư