
-
Chủ tịch HĐQT CC1: Cầu cạn là lời giải cho tình trạng thiếu cát đắp nền đường
-
Khách hàng yêu cầu doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến độ sản xuất và giao hàng
-
Một loạt công ty thay nhân sự; Thiên Long, Gemadept có kịch bản ứng phó với thuế quan
-
Giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Trùng Khánh (Trung Quốc)
-
Quý I/2025, Transerco phục vụ trên 54 triệu lượt hành khách -
Doanh nghiệp ở Hải Phòng ứng phó với chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ
![]() |
Xi măng Fico vừa được Tập đoàn YTL Cement (Malaysia) mua cổ phần và nắm quyền cổ đông chiến lược. |
YTL Cement nhảy vào xi măng Việt
Tập đoàn YTL Cement - ông lớn trong ngành xi măng Malaysia đã tiến vào ngành xi măng Việt Nam sau thương vụ mua cổ phần để nắm quyền cổ đông chiến lược tại Công ty cổ phần Xi măng Fico (Tây Ninh).
Như vậy, sau các ông chủ Thái như SCCC, SCG, thì YTL Cement là doanh nghiệp nước ngoài mới nhất đặt chân vào ngành xi măng Việt Nam.
Chưa dừng lại ở đó, chỉ trong một thời gian ngắn, tập đoàn này liên tiếp hoàn tất nhiều thương vụ mua cổ phần trong các doanh nghiệp xi măng lớn tại thị trường Đông Nam Á để gia tăng độ phủ và sức mạnh trong khu vực.
Cụ thể, YTL Cement vừa công bố đã thâu tóm 51% cổ phần tại Xi măng Lafarge Malaysia Bhd và 91% của Holcim Singapore Ltd.
Ông Dato’ Sri Michael Yeoh Sock Siong, Giám đốc điều hành YTL Cement cho biết, việc mua lại tạo cơ hội cho YTL Cement nâng cao vị thế như một công ty xi măng hàng đầu khu vực, mở rộng khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm xi măng cho khách hàng, tối đa hóa hiệu quả kinh tế theo quy mô, tăng cường hơn nữa khả năng nghiên cứu và phát triển nhằm đổi mới và mở rộng phạm vi cung cấp sản phẩm xi măng của Tập đoàn.
“Bước đi này phù hợp với chiến lược kinh doanh của YTL Cement và sẽ tăng cường khả năng thực hiện khát vọng tăng trưởng trong khu vực của chúng tôi, thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu và tiếp tục tăng cường nguồn vốn trí tuệ và khả năng nghiên cứu và phát triển”, Giám đốc điều hành của YTL Cement nói.
Tập đoàn YTL Cement là nhà phát triển hạ tầng chuyên nghiệp, có phạm vi hoạt động tại nhiều nước như Anh, Singapore, Indonesia, Australia, Nhật Bản, Jordan, Trung Quốc. Sau khi trở thành cổ đông chiến lược tại Xi măng Fico Tây Ninh, thương hiệu xi măng Fico giờ mang tên Fico-YTL.
Tại sao là Fico?
Công ty cổ phần Xi măng Fico Tây Ninh được thành lập từ năm 2006, hiện là Fico-YTL thuộc Tập đoàn YTL Cement. Lãnh đạo tập đoàn này xác nhận đang bước vào một cuộc hành trình để trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực xi măng tại Việt Nam.


Ngành xi măng Việt Nam có 82 dây chuyền xi măng lò quay, quy mô công suất xấp xỉ 100 triệu tấn/năm, nhưng hoàn toàn có thể sản xuất tới 113-120 triệu tấn nhờ điều chỉnh tỷ lệ phụ gia. Không phải ngẫu nhiên, Fico lọt mắt xanh của YTL Cement.
Xi măng Fico-YTL hiện là một trong những công ty xi măng hàng đầu phía Nam với thị phần 12%, có nhà máy chính đặt tại Tây Ninh và các trạm nghiền tại Bình Phước, Bình Dương và TP.HCM.
Thương hiệu xi măng này sở hữu 3 nhà máy, gồm: Nhà máy Xi măng Tây Ninh, công suất 1,4 triệu tấn clinker và 1,1 triệu tấn xi măng/năm; Nhà máy Xi măng Fico, công suất 800.000 tấn xi măng/năm và Nhà máy Xi măng Bình Dương, công suất 300.000 tấn xi măng/năm.
Sản phẩm Xi măng Fico hiện có gần 100 nhà phân phối, phân bố rộng khắp các thị trường cả trong và ngoài nước.
Tháng 4 năm ngoái, dây chuyền 2 của Xi măng Fico, công suất 1,4 triệu tấn đã được khởi công xây dựng tại Tây Ninh. Tổng diện tích của dây chuyền 2 là 11,5 ha (nằm cạnh dây chuyền 1 hiện hữu), với tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 4.800 tỷ đồng (bao gồm cả các dự án thành phần). Dự án dây chuyền 2 có thời gian hoàn thành dự kiến vào cuối năm 2021, nâng tổng năng lực sản xuất hàng năm của Fico vượt 3 triệu tấn clinker và hơn 4,5 triệu tấn xi măng các loại.
Theo đánh giá của Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), Xi măng Fico không phải là nhà sản xuất có công suất quá lớn, nhưng nhà máy lại được đầu tư bài bản, có vị thế cạnh tranh tốt trên thị trường. Đó cũng là lý do khiến YTL Cement mua cổ phần của Fico.
“Khi có thêm bàn tay của YTL Cement, tương lai của xi măng Fico-YTL sẽ còn tiến xa”, một chuyên gia trong ngành xi măng nhận xét.
Được biết, trước khi hoàn tất thương hiệu mua bán cổ phần Xi măng Fico, YTL Cement đã từng nhòm ngó một số doanh nghiệp xi măng của Việt Nam, trong đó có xi măng Cẩm Phả.

-
Chủ tịch HĐQT CC1: Cầu cạn là lời giải cho tình trạng thiếu cát đắp nền đường
-
Khách hàng yêu cầu doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến độ sản xuất và giao hàng
-
Một loạt công ty thay nhân sự; Thiên Long, Gemadept có kịch bản ứng phó với thuế quan
-
Giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Trùng Khánh (Trung Quốc)
-
Quý I/2025, Transerco phục vụ trên 54 triệu lượt hành khách -
Doanh nghiệp ở Hải Phòng ứng phó với chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ -
Quản chặt nguyên liệu làm hàng xuất khẩu -
PVFCCo - Phú Mỹ và Sumagrow Việt Nam hợp tác phân phối phân bón sinh học -
Thời cơ chín muồi để nhìn lại mô hình tăng trưởng ngành gỗ -
Sản phẩm sơmi rơ moóc Việt Nam không lẩn tránh thuế tại Canada -
"Kích hoạt" biện pháp phòng vệ thương mại với thép nhập khẩu
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội