
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
Theo báo cáo của Chủ đầu tư, đến thời điểm này dự án đã thực hiện được 20% khối lượng công trình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp còn gặp một số vướng mắc trong việc điều chỉnh mở rộng diện tích nhà máy, mỏ nguyên liệu phục vụ sản xuất, hệ thống đường nội tuyến…
Hiện, công ty đang thực hiện xây dựng song song 2 dây chuyền sản xuất với công suất 6.000 tấn clinker/ngày, tương đương 4 triệu tấn xi măng/năm.
![]() |
2 dây chuyền sản xuất có công suất 4 triệu tấn/năm của Nhà máy xi măng Sông Lam đang được khẩn trương xây dựng. |
Đơn vị đang phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến cuối năm 2016 sẽ cho ra lò mẻ hàng đầu tiên.
Xi măng Sông Lam là dự án lớn tại Nghệ An, nên Dự án nhận được ủng hộ kịp thời và thường xuyên của lãnh đạo địa phương.
Ông Nguyễn Xuân Đường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, ngay trong thời gian tới các sở, ban, ngành, các huyện có liên quan đến Dự án Nhà máy xi măng Sông Lam phải tập trung đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, các tuyến đường nội vùng nguyên liệu, đường D4, N5, nối N5 với QL 7A, vùng trạm nghiền clinker ở xã Nghi Thiết, đồng thời hoàn thiện các thủ tục mở rộng diện tích nhà máy, mỏ đất sét, đá vôi để phục vụ cho sản xuất.
Dự án Nhà máy xi măng Sông Lam tiền thân là Nhà máy xi măng Đô Lương với công suất 910.000 tấn xi măng/năm do Công ty CP Xi măng Đô Lương làm chủ đầu tư, nhưng do hạn chế về vốn nên không triển khai được và đã được Tập đoàn Xi măng The Vissai mua lại, đổi tên thành Xi măng Sông Lam.
Dự án Nhà máy xi măng Sông Lam do Vissai làm chủ đầu tư được xây dựng với công suất 18.000 tấn clinker/ngày, tương đương 7,2 triệu tấn xi măng/năm. Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án là 10.500 tỷ đồng.
Trong đó, giai đoạn 1 (từ 2015 - 2017) là 2 dây chuyền có tổng công suất 12.000 tấn clinker/ngày (tương đương 4 triệu tấn xi măng/năm, giải quyết việc làm cho 2000 lao động. Giai đoạn 2 (từ 2017-2020) thực hiện đầu tư dây chuyền thứ 3 với công suất 6.000 tấn clinker/ngày.
Sản phẩm của dự án là các loại xi măng chất lượng cao phục vụ các công trình biển đảo, các công trình mục tiêu Quốc gia chống biến đổi khí hậu.

-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên -
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort