
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
![]() |
Công suất dư thừa lớn, trong khi thị trường xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa đều giảm sức mua, các doanh nghiệp trong ngành xi măng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, không ít nhà máy phải tạm dừng lò hoặc giảm sản lượng.
Bộ Xây dựng cho biết, sản lượng sản xuất và tiêu thụ một số vật liệu xây dựng chủ yếu 6 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh, trong đó xi măng giảm 10% so với cùng kỳ. Cụ thể, sản lượng xi măng ước đạt 39 triệu tấn, giảm 7%; tiêu thụ đạt 43 triệu tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó, tiêu thụ nội địa đạt 29 triệu tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022; xuất khẩu sản phẩm xi măng và clinker đạt 15 triệu tấn, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022). Giá trị xuất khẩu ước đạt gần 700 triệu USD.
Theo ông Hà Quang Hiện, Chánh văn phòng Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), các chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ (nội địa lẫn xuất khẩu) của Vicem nửa đầu năm 2023 đều không đạt, dù các doanh nghiệp sản xuất đã sử dụng nhiều giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ.
“Nguồn cung lớn, cạnh tranh bán hàng khốc liệt, trong khi thị trường bất động sản trầm lắng, công trình, dự án cũng chậm triển khai, thậm chí phải giãn/hoãn tiến độ khi gặp khó khăn về nguồn vốn, giải ngân vốn đầu tư công chưa thuận lợi”, ông Hiện lý giải nguyên nhân.
Giá xuất khẩu clinker xuống thấp (có thời điểm thấp hơn chi phí biến đổi), tại các địa phương có hệ thống nhà máy xi măng lớn như Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa… đều có những doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất theo hướng dừng lò hoặc hoạt động cầm chừng.
Thông tin từ nhiều nhà sản xuất cho biết, thị trường bất động sản đóng băng, doanh nghiệp thiếu vốn, lãi suất ngân hàng cao… nên thị trường vật liệu xây dựng gần như ngưng trệ. Theo đó, việc điều chỉnh sản lượng xi măng sau khi phân tích các dấu hiệu chuyển động của thị trường xây dựng, bất động sản tổng quan ngành về cung cầu là tất yếu.


Có dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng, theo kế hoạch sẽ chạy lò trong nửa đầu năm nay, nhưng nhận thấy thị trường không triển vọng đã quyết định dời thời gian đưa vào vận hành.
Không chỉ hiện nay, mà trước đó, ngành xi măng đã trải qua năm 2022 không mấy thuận lợi khi tiêu thụ nội địa chỉ đạt khoảng 63 triệu tấn, xuất khẩu 30 triệu tấn, giảm 15 triệu tấn so với năm 2021.
Bản thân Vicem là đơn vị nắm giữ 35% thị phần thị trường cũng về đích khá chật vật, khi hầu hết các chỉ tiêu chỉ đạt 90 - 95%, sau khi đã co kéo để cắt giảm chi phí sản xuất, đẩy mạnh bán hàng. Tổng sản phẩm tiêu thụ của Vicem trong năm 2022 là 27,46 triệu tấn, đạt 93,2% kế hoạch năm và giảm 6,7% so với năm 2021. Trong đó tiêu thụ xi măng trong nước đạt 21,34 triệu tấn, tăng 5,6% so với năm 2021; tiêu thụ clinker (bao gồm xuất khẩu) đạt 2,88 triệu tấn, giảm 45,6%.
Ông Lê Nam Khánh, Tổng giám đốc Vicem thừa nhận, một trong những nguyên nhân chính của tình trạng khủng hoảng này là do dư thừa sản lượng. Nguồn cung xi măng tiếp tục vượt cao so với nhu cầu (trong năm 2023, tiếp tục có một số dây chuyền sản xuất xi măng mới đi vào hoạt động là dây chuyền 4, Xi măng Long Sơn; dây chuyền 3, Xi măng Xuân Thành; Xi măng Đại Dương; Xi măng Long Thành) đưa nguồn cung xi măng lên hơn chục triệu tấn nữa, trong khi nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước dự báo không tăng, dẫn tới cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Các nước nhập khẩu xi măng, clinker tiếp tục thực hiện nhiều chính sách bảo hộ sản xuất xi măng trong nước với hàng rào kỹ thuật thương mại; giá cước vận chuyển còn cao. Thêm vào đó, từ ngày 1/1/2023, Việt Nam áp thuế xuất khẩu clinker từ mức 5% lên mức 10% cũng khiến xuất khẩu thêm khó hơn.
“Triển vọng ngành xi măng trong những tháng cuối năm 2023 vẫn bị đè nặng bởi sự ảm đạm của thị trường bất động sản” là nhận xét chung của nhiều doanh nghiệp.
Ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu (Bộ Xây dựng) cho biết, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng phát triển khá mạnh, sản lượng vượt so với nhu cầu sử dụng trong nước.
Trước tình hình thị trường khó khăn, doanh nghiệp cần tính toán giảm sản lượng sản xuất tương ứng với nhu cầu để giảm tồn đọng.
Lúc này, các nhà sản xuất xi măng mong muốn Chính phủ có biện pháp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công đạt tỷ lệ 95 - 100% kế hoạch năm 2023; đồng thời chú trọng khơi thông dòng vốn cho bất động sản, nhất là bất động sản công nghiệp, nhà ở và đơn giản thủ tục gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội để dân sớm được vay vốn; giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% đến năm 2024…

-
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29 -
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng