
-
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi
-
Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ đốt dầu lần đầu vào ngày 30/8/2025
-
Điều kiện kinh doanh cải thiện, đơn hàng mới tăng trở lại
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/4/2025
-
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc -
PMI vượt trên 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025
![]() |
Xuất khẩu xi măng, clinker của Việt Nam đang đối mặt vấn đề chống bán phá giá ở thị trường Philippines |
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), vừa qua, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm xi măng nhập khẩu vào Philippines căn cứ vào Mục 6 của Đạo luật về biện pháp tự vệ của Philippines.
Nguyên đơn là các Công ty Republic Cement & Building Materials, Inc.; CEMEX - Solid Cement Corporation/Apo Cement Corporation và Holcim Philippines Inc. Theo hồ sơ, các Công ty này cung ứng khoảng 70% tổng sản lượng xi măng nội địa của Philippines.
Hàng hóa bị điều tra là xi măng Portland thường và xi măng Portland hỗn hợp thuộc mã AHTN 2523.29.90 và 2523.90.00. Mặt hàng này đang là đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ (năm thứ hai) với mức thuế tự vệ hiện tại là 245 P/tấn (5,06 đô la Mỹ/tấn), tương đương khoảng 9,75%. Thời kỳ điều tra (POI) từ tháng 7/2019 đến 6/2020 đối với bán phá giá, từ 2017 tới 6/2020 đối với thiệt hại.
Biên độ bán phá giá cáo buộc giai đoạn từ tháng 7/2019 đến tháng 12/2019 là từ 3,49% tới 10,66%. Giai đoạn tháng 1/2020 đến tháng 6/2020 là từ 3,31% tới 14,46%.
Hiện do Việt Nam đang trong tình trạng dư cung nội địa 36 triệu tấn/năm (33% tổng công suất). Do đó, giá clinker xuất khẩu Việt Nam thường chấp nhận thấp hơn các nước trong khu vực như Thái Lan và Indonesia khoảng 20%. Giá clinker xuất khẩu trong năm 2020 ước đạt 32 USD/tấn (giảm 15% so với cùng kỳ), cũng là mức thấp nhất trong giai đoạn 2015 - 2020.
Trước vụ việc một số sản phẩm xi măng của nước ta vừa bị Philippines tiến hành khởi xướng điều tra chống bán phá giá, hiện Hiệp hội Xi măng Việt Nam đã chủ trì phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) chỉ đạo các đơn vị sản xuất và xuất khẩu trong nước, ứng phó với tình huống trên theo 2 hướng:
Một là xin giãn tiến độ trả lời Bản câu hỏi điều tra về chống bán phá giá của DTI. Hai là nghiên cứu các đạo luật liên quan, phản đối các cáo buộc của các nguyên đơn nói trên.
VNCA đề nghị các đơn vị sản xuất và xuất khẩu nên thực hiện song song cả hai vấn đề nêu trên.
Đồng thời, VNCA đã đại diện cho ngành xi măng Việt Nam làm đơn phản đối cáo buộc về việc các nhà xuất khẩu xi măng Việt Nam gây thiệt hại cho ngành xi măng của Philippines với một số nội dung có thể đề cập.
Bao gồm: Xem xét bên phía Philippines có thật sự thiệt hại hay không?.Ngành xi măng Philippines 6 tháng đầu năm 2020 bị thiệt hại chính do các nhà máy phải ngừng sản xuất do dịch Covid-19.
Đồng thời, Philippines còn nhập khẩu xi măng từ nhiều quốc gia và Việt Nam chỉ một trong số đó.
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/4/2025 -
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc -
PMI vượt trên 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025 -
Mặt hàng sợi của Việt Nam bị khởi xướng điều tra tại Ấn Độ -
Mỹ, Anh, Singapore tuyển nhiều nhân sự công nghệ, game, tài chính từ Việt Nam -
Tập đoàn Everland khởi công tổ hợp thương mại, du lịch hơn 700 tỷ đồng -
Tư duy cần nhất là mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower