
-
Bức tranh thị trường lao động vẫn rất ảm đạm
-
Sản xuất, tiêu thụ sắt thép tăng tốc
-
ACIT mua xong 49% cổ phần Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc
-
SCG Việt Nam hướng đến phát triển bền vững kinh tế tuần hoàn -
Việt Nam đã nhập khẩu hơn 24 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc -
Lâm Đồng sắp có thêm nhà máy chế biến rau quả công suất 50.000 tấn/năm
![]() |
DTI quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời 8,40Php/túi40kg, tương đương 210 pê sô/tấn, quy đổi ra khoảng 4 USD/tấn. Biện pháp tự vệ tạm thời này có hiệu lực trong 200 ngày dưới hình thức tiền ký quỹ đối với xi măng nhập khẩu. |
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Philippines, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) đã thông báo áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu vào Philippines.
Theo đó, sau quá trình điều tra, DTI kết luận lượng nhập khẩu xi măng đã gia tăng đột biến, là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước trong thời kỳ điều tra.
Do vậy, để bảo vệ ngành sản xuất nội địa cũng như thúc đẩy ngành sản xuất nội địa tiếp tục phát triển, DTI quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời 8,40Php/túi40kg, tương đương 210 pê sô/tấn, quy đổi ra khoảng 4 USD/tấn.
Theo DTI, lượng thuế tự vệ này được xác định trên cơ sở cân bằng lợi ích của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là đảm bảo lượng cung vẫn duy trì ổn định và giá bán không tăng.
Biện pháp tự vệ tạm thời này có hiệu lực trong 200 ngày dưới hình thức tiền ký quỹ đối với xi măng nhập khẩu.
Trong vụ việc này, sản phẩm bị điều tra là xi măng có mã HS: 2523.2990 và 2523.9000. Thời kỳ điều tra để xem xét lượng tăng nhập khẩu, thiệt hại là từ 2013 – 2017.
Cơ quan điều tra cho rằng trong giai đoạn 2013 – 2017, lượng xi măng nhập khẩu đã gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2014 – 2017, cụ thể: tổng lượng xi măng nhập khẩu đã tăng 70% trong năm 2014; 4,390% năm 2015; 549% năm 2016, 72% năm 2017.
Theo DTI, Việt Nam là nước có lượng xuất khẩu và thị phần xuất khẩu lớn nhất vào Philippines trong giai đoạn 2014 - 2017. Sự gia tăng nhập khẩu như vậy là nguyên nhân chủ yếu gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa của nước này thể hiện ở sự sụt giảm thị phần, doanh thu, lợi nhuận cũng như giá bán của ngành sản xuất nội địa.

-
Doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm hỗn hợp sang EU lưu ý cập nhật quy định mới -
Bức tranh thị trường lao động vẫn rất ảm đạm -
Sản xuất, tiêu thụ sắt thép tăng tốc -
ACIT mua xong 49% cổ phần Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc -
Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Nhà đầu tư nước ngoài có phải là một mục tiêu? -
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam giảm thấp nhất trong vòng 5 tháng
- Phim hoa hồng trên ngực trái có bao nhiêu tập
- Xi măng VLXD Hiệp Hà
- Tin tức Viettimes.vn cập nhật tin mới nhất
-
Hè rộn ràng với gói ưu đãi Mega Sale 2021 chỉ từ 550.000 đồng/khách tại chuỗi khách sạn Mường Thanh
-
Manulife Việt Nam tri ân đội ngũ bác sĩ tại các bệnh viện phụ sản thông qua món quà bảo vệ
-
Cơ hội vay vốn với lãi suất ưu đãi tại Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Dây chuyền sản xuất thuốc độc tính cao đầu tiên của Việt Nam tại Bình Dương
-
Lãi tăng, Nhựa Tiền Phong tăng mức trả cổ tức năm 2020 lên 25%
-
Long An - “Rồng” Tây Nam Sài Gòn đang thức tỉnh