Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 17 tháng 06 năm 2024,
Xu hướng phát triển viện dưỡng lão ở Việt Nam
D.Ngân - 25/05/2024 21:01
 
Số lượng người cao tuổi ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng, kéo theo đó là những nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già tăng theo.

 

Số lượng người cao tuổi ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng, trong đó những người không còn vợ, không còn chồng hay không muốn sống cùng với con cháu chiếm tỉ lệ không hề nhỏ, kéo theo đó là những nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già tăng theo.

Sự kiện "Cập nhật tiến độ dự án phức hợp Nghỉ dưỡng - Dưỡng lão Phương Đông Asahi” và tour tham quan “Chuyến tàu Thanh Xuân" đã thu hút nhiều người cao tuổi đến tham dự trải nghiệm mô hình nghỉ dưỡng - dưỡng lão cao cấp 

Việt Nam hiện đang có khoảng 16 triệu người già và con số này đang ngày càng gia tăng với tốc độ già hóa dân số nhanh như hiện nay. Việc cải thiện chất lượng cuộc sống, gia tăng tuổi thọ chính là yếu tố chính dẫn đến sự gia tăng dân số già trong xã hội.

Tỉ lệ dân số già tại thành thị đang dần cao hơn tại nông thôn, một phần do quá trình đô thị hóa, và sự chuyển dịch từ nông thôn đến thành thị tìm kiếm cơ hội phát triển cuộc sống.

Dân số già đi cũng tạo ra nhiều thách thức cho xã hội. Đồng ý rằng thế hệ người cao tuổi với kinh nghiệm của mình sẽ là nguồn giáo dục rất tốt, đào tạo thế hệ trẻ, đem đến sự ổn định về tri thích.

Tuy nhiên, việc dân số già đang ngày càng tăng đặt áp lực lên hệ thống y tế, dưỡng lão, và hỗ trợ cuộc sống cho người cao tuổi, cùng với đó là hệ thống hưu trí, bảo hiểm xã hội.

Ông Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là nhu cầu cấp thiết đặt ra trong khi dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở Việt Nam còn hạn chế.

Tuy nhiên, hiện Việt Nam đang thiếu bác sĩ lão khoa, điều dưỡng lão khoa, thiếu nhân lực chăm sóc người cao tuổi… Bên cạnh đó, hệ thống nhà dưỡng lão, trung tâm bảo trợ xã hội còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. 

Xu hướng phát triển của mô hình viện dưỡng lão ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung trong tương lai sẽ tập trung nhiều hơn vào việc đáp ứng đủ, chất lượng nhu cầu đang ngày càng gia tăng của người cao tuổi, hướng đến trải nghiệm và cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo ra môi trường chăm sóc và sinh hoạt tối ưu cho họ.

Với nhu cầu ngày càng lớn, trong tương lai, các viện dưỡng lão sẽ ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển. Vì thế, chất lượng sẽ là yếu tố quyết định sự thành công tại nơi đây. Công nghệ, trang thiết bị, hạ tầng, đội ngũ y tế là những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng của một viện dưỡng lão.

Các thiết bị y tế thông minh, dịch vụ trực tuyến và ứng dụng di động sẽ được tích hợp để cung cấp chăm sóc y tế, giám sát sức khỏe và giao tiếp với người thân dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, tăng cường đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên viện dưỡng lão là một xu hướng quan trọng. Đội ngũ này cần có kiến thức, kỹ năng và tinh thần chăm sóc đặc biệt dành cho người cao tuổi, giúp họ tạo ra môi trường an lành và hỗ trợ tận tình cho các cư dân.

Phát triển theo hướng cộng đồng, môi trường thân thiện: Không chỉ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, viện dưỡng lão cũng là nơi mang đến cho người cao tuổi những niềm vui, bạn bè, cộng đồng, tận hưởng môi trường sống quen thuộc.

Điều này sẽ giúp nâng cao tinh thần, hạnh phúc và có thêm nhiều động lực cho cuộc sống mỗi ngày. Viện dưỡng lão trong tương lai sẽ cần đặt nhiều tâm huyết hơn vào việc xây dựng môi trường sống thân thiện, an toàn và tiện nghi, bao gồm việc cải tiến cơ sở hạ tầng, tạo ra không gian xanh, tiện ích đầy đủ nhằm mang đến trải nghiệm sống dễ chịu và thoải mái.

Theo khảo sát và thống kê, hiện nước ta mới chỉ có khoảng gần 100 cơ sở chăm sóc người cao tuổi ngoài công lập. Chi phí tại một số trung tâm dưỡng lão tư nhân nằm trong khoảng 10-18 triệu đồng mỗi tháng, tuỳ thuộc vào loại phòng và tình trạng sức khoẻ của các cụ.

Nguồn cung viện dưỡng lão tại Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng so với nhu cầu thực tiễn, trong khi sẵn có lợi thế về nguồn nhân lực điều dưỡng viên. Do đó, dư địa phát triển ngành viện dưỡng lão ở Việt Nam là rất lớn.

Nắm bắt được xu hướng ấy, Công ty TNHH Tổ hợp Y tế Phương Đông chuẩn bị cho ra thị trường khu Phức hợp Nghỉ dưỡng - Dưỡng lão Phương Đông Asahi với kỳ vọng chăm sóc tốt nhất cho người cao tuổi.

Vào ngày 25/5/2024, sự kiện "Cập nhật tiến độ dự án phức hợp Nghỉ dưỡng - Dưỡng lão Phương Đông Asahi” và tour tham quan “Chuyến tàu Thanh Xuân" đã thu hút nhiều người cao tuổi đến tham dự trải nghiệm mô hình nghỉ dưỡng - dưỡng lão cao cấp 5 sao đầu tiên tại Hà Nội. 

Dự kiến Phức hợp Nghỉ dưỡng - Dưỡng lão Phương Đông Asahi sẽ chính thức đi vào hoạt động vào Quý III năm 2024.


Tại sự kiện, ông Nguyễn Công Minh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tổ hợp Y tế Phương Đông nhấn mạnh vai trò quan trọng của người cao tuổi trong gia đình và xã hội, đồng thời khẳng định bước đi tiên phong của Phương Đông Asahi trong việc xây dựng mô hình nghỉ dưỡng - dưỡng lão cao cấp, nhằm mang đến môi trường chăm sóc sức khỏe toàn diện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu của người cao tuổi theo tiêu chuẩn Nhật Bản. 

Phức hợp Nghỉ dưỡng - Dưỡng lão Phương Đông Asahi mà Y tế Phương Đông đang tiến hành là mô hình viện dưỡng lão quy mô lớn đầu tiên được thiết kế và vận hành theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Nơi đây được xây dựng thành một hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ, khám chữa bệnh, tiện ích hàng đầu phục vụ người cao tuổi.

Nơi đây không chỉ đơn thuần mang đến cho người cao tuổi một nơi chăm sóc sức khỏe với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng chuyên nghiệp chuẩn Nhật Bản, mà còn là điểm đến nghỉ dưỡng cao cấp, kiến tạo nên cộng đồng người cao tuổi tinh hoa bậc nhất tại thủ đô Hà Nội.

Trong khuôn khổ sự kiện, đại diện Phương Đông Asahi đã trình bày chi tiết tiến độ cập nhật mới nhất của dự án, cung cấp thông tin và hình ảnh về các hạng phòng sang trọng, căn hộ cao cấp, khu vườn Nhật trên mái, không gian sinh hoạt chung và nhiều tiện ích hiện đại khác.

Dự kiến, Phức hợp Nghỉ dưỡng - Dưỡng lão Phương Đông Asahi sẽ chính thức đi vào hoạt động vào Quý III năm 2024.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư