-
Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cảng An Thới về UBND tỉnh Kiên Giang -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi -
Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025 -
Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương |
Thưa Thứ trưởng, mặc dù tình hình Covid-19 mấy tháng đầu năm nay khá căng thẳng, song dường như kinh tế - xã hội quý I không bị ảnh hưởng quá nhiều?
Việc dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 1/2021 đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế - xã hội Việt Nam. Tăng trưởng GDP quý I chỉ là 4,48%, thấp hơn mức 5,12% của kịch bản được xây dựng và ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.
Khi chúng tôi xây dựng kịch bản này, thì các con số được tính toán dựa trên trạng thái “bình thường mới”. Tuy nhiên sau đó, dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở một số địa phương. Trong bối cảnh đó, tôi cho rằng, mức tăng trưởng 4,48% là khả quan, cao hơn con số tăng trưởng của quý I/2020 (3,68% - PV) và phù hợp với dự báo xu hướng của chúng tôi. Con số này cũng đã cho thấy sự thích nghi, sức chống chịu và xu thế phục hồi của nền kinh tế ngày càng gia tăng.
Một điểm có thể nhận thấy rất rõ, đó là cả ba khu vực của nền kinh tế đều có những tín hiệu tích cực. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục là điểm sáng với tốc độ tăng 3,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng có dấu hiệu khởi sắc, đạt mức tăng 6,3%; còn khu vực dịch vụ cũng tăng 3,34%.
Đặc biệt, trong khu vực công nghiệp, xây dựng, thì công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng tới 9,45%, cao hơn cùng kỳ năm trước và đang tiệm cận mức tăng 2 con số ở thời điểm trước dịch bệnh. Đây tiếp tục là động lực chính của nền kinh tế.
Ngoài ra, còn có thể kể một số điểm sáng quan trọng của nền kinh tế, như lạm phát được kiểm soát, cân đối ngân sách được đảm bảo, thị trường tiền tệ, tín dụng ổn định… Thu hút vốn đầu tư nước ngoài phục hồi tích cực. Lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng dương. Giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tiếp tục được thúc đẩy. Giải ngân tháng 3/2021 tăng mạnh, cao hơn 2 tháng đầu năm…
Và tất nhiên, không thể không nói tới việc xuất nhập khẩu hàng hóa đạt mức tăng trưởng ấn tượng, xuất siêu hơn 2 tỷ USD…
Nhưng thưa Thứ trưởng, mức tăng 4,48% vẫn không phải là cao…
Đúng là như vậy, 4,48% không phải là một mức tăng trưởng cao. Tuy vậy, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và Việt Nam đang tiếp tục chịu những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, thì đó vẫn là một kết quả khả quan. Có được kết quả này là nhờ sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị. Nhờ những nỗ lực này, chúng ta đã kiểm soát tốt được dịch bệnh ngay trong quý I.
Cùng với việc nhiều nước trên thế giới thực hiện tiêm phòng vắc-xin Covid-19 trên diện rộng, thì vừa rồi, chúng ta cũng đã bắt đầu tiến hành nhập khẩu và triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch hiệu quả; vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội” trong năm 2021.
Như Thứ trưởng đã nói, mức tăng trưởng GDP trong quý I là khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô cho thấy nền kinh tế đang đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn…
Nếu phân tích cụ thể, có thể nhận thấy, còn một số điểm tồn tại, hạn chế của nền kinh tế. Ngay như tăng trưởng GDP, dù có thể coi là tích cực, song rõ ràng vẫn chưa đạt được tốc độ tăng cùng kỳ của các năm ở thời điểm trước dịch Covid-19 và so với các kịch bản đề ra thì cũng chưa đạt.
Chúng ta vẫn còn nhìn thấy một số ngành, lĩnh vực đang tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh. Rõ nhất là các ngành du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, các ngành vận tải, đặc biệt là hàng không… Đây là những ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh.
Lấy ví dụ con số về tình hình đăng ký doanh nghiệp thôi, cũng cho thấy những tác động dai dẳng của dịch bệnh. Theo con số mà chúng tôi đã báo cáo Chính phủ, thì số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong quý I/2021 đã giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là năm đầu tiên ghi nhận sự giảm sút về số doanh nghiệp thành lập mới trong các quý I của giai đoạn 2016 - 2021. Không chỉ suy giảm về số lượng, mà số vốn đăng ký đổ vào nền kinh tế cũng giảm.
Trong khi đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, xin giải thể, rút lui khỏi thị trường vẫn ở mức cao, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh. Đây là điều rất đáng chú ý.
Ngay như xuất nhập khẩu, một điểm sáng của nền kinh tế, chúng ta cũng thấy những “vấn đề”. Đó là sự phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, sự phụ thuộc vào một số thị trường. Chưa kể, dù chúng ta đang có xuất siêu hàng hóa hơn 2 tỷ USD, nhưng lại đang nhập siêu dịch vụ đến 4 tỷ USD, nên tính chung thì vẫn đang nhập siêu tới 2 tỷ USD hàng hóa, dịch vụ.
Hay với sức mua của nền kinh tế cũng thế. Ở những thời điểm nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, thì tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ phải đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số, như hiện nay còn thấp, cho thấy sức mua chưa hồi phục hoàn toàn. Mà như thế thì không tạo được động lực cho sản xuất - kinh doanh…
Kinh tế quý I đã như vậy, bước sang quý II, kinh tế - xã hội nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, mà rõ nhất là tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức khó lường, cuộc chạy đua trong mua và tiêm vắc-xin Covid-19 vẫn diễn ra quyết liệt. Là một nền kinh tế có độ mở cao, nên kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động đan xen của tình hình dịch bệnh phức tạp, cũng như những căng thẳng về chính trị, thương mại trên toàn cầu… Và do vậy, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm nay là một thách thức lớn.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%, kịch bản tăng trưởng đã được cập nhật như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5%, thì quý II/2021, GDP cần đạt mức tăng trưởng 7,19% (cao hơn 0,08 điểm phần trăm so với Nghị quyết số 01/NQ-CP); quý III cần tăng 6,78% (cao hơn 0,07 điểm phần trăm) và quý IV cần tăng 7,16% (cao hơn 0,49 điểm phần trăm).
Đây là một thách thức lớn. Tôi muốn một lần nữa nhấn mạnh điều này.
Thách thức lớn như vậy, để vượt qua, chúng ta phải tập trung vào các giải pháp nào?
Có một điều chúng ta có thể khẳng định, đó là dù khó khăn, thách thức còn nhiều, song xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới và trong nước đã rõ ràng hơn. Đây là điểm tích cực.
Để nền kinh tế có thể đạt các mục tiêu đề ra trong năm nay, phải tập trung các giải pháp để kích thích tăng trưởng, thúc đẩy phục hồi toàn diện nền kinh tế. Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh, đẩy mạnh việc mua và triển khai tiêm vắc-xin Covid-19. Phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh, các tuyến đường biên giới, kiên quyết không để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.
Tôi cho rằng, việc tập trung nguồn lực để đẩy nhanh quá trình phổ biến vắc-xin chính là giải pháp trọng tâm, không chỉ giúp bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân, mà còn để hỗ trợ phục hồi các ngành dịch vụ, du lịch, vận tải... đang gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, sáng kiến về việc thực hiện “hộ chiếu vắc-xin” đã được nói tới. Chúng ta có thể khẩn trương nghiên cứu, hợp tác quốc tế để triển khai “hộ chiếu vắc-xin”, nhằm tận dụng tối đa cơ hội để tạo lợi thế cạnh tranh, phục hồi và chiếm lĩnh thị phần các thị trường du lịch, lữ hành quốc tế.
Tất nhiên, điều này là không đơn giản, bởi còn phụ thuộc vào khả năng hợp tác quốc tế, vào năng lực của ngành y tế, và cả tâm lý của người dân.
Ngoài ra, các biện pháp trọng tâm cần tiếp tục thực hiện, đó là chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, Chỉ số Giá tiêu dùng đang ở mức thấp, trong khi cân đối ngân sách được bảo đảm, do đó, chúng ta đang có điều kiện thuận lợi để tiếp tục mở rộng chính sách tài khóa, kích thích tăng trưởng kinh tế; đồng thời triển khai chính sách tiền tệ linh hoạt, thực hiện ngay các chính sách hỗ trợ bổ sung các ngành, lĩnh vực, đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19…
Thúc đẩy giải ngân đầu tư công, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giám sát chặt chẽ tín dụng vào các thị trường tiềm ẩn rủi ro, tập trung hỗ trợ thị trường trong nước… cũng là những biện pháp đã và đang thực hiện, cần tiếp tục được đẩy mạnh hơn.
Vậy còn gói hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, thưa Thứ trưởng? Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xây dựng gói hỗ trợ. Việc này đã được thực hiện đến đâu?
Tiếp tục các chính sách hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 là điều cần thiết. Thời gian qua, có thể nói, các chính sách này, nhất là các chính sách về tiền tệ, tài chính đã góp phần quan trọng giúp không ít doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức.
Hiện nay, chúng tôi đang phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu để rà soát lại các chính sách đã thực hiện, đồng thời xây dựng gói chính sách hỗ trợ mới, làm sao hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy gói hỗ trợ chính thức chưa được công bố, song một số bộ, ngành vẫn đang tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ, ví dụ giảm, giãn thuế, phí, chính sách lãi suất cho vay… cho doanh nghiệp.
Chúng tôi sẽ sớm tổng hợp báo cáo từ các bộ, ngành để trình Chính phủ liên quan đến gói hỗ trợ này. Quan điểm là, gói hỗ trợ phải đảm bảo tiêu chí “3C”, tức là phải công bằng, công khai và công tâm.
-
Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cảng An Thới về UBND tỉnh Kiên Giang -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
-
Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025 -
Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp -
Đề xuất điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào -
Năm 2024, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tăng 57,7%
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả