
-
Nghệ An đề nghị giảm phí qua trạm Bến Thủy 1 cho 11 phường, xã
-
Quý I/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14%, đạt 202,5 tỷ USD
-
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp
-
Xăng RON95 tiến sát 21.000 đồng/lít
-
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới -
Hàng trăm doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tại Vietnam Expo 2025
Ông Trần Đức Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, hiện nay trên địa bàn Hà Nội, số cơ sở thực phẩm ngày càng gia tăng, với khoảng 66.000 cơ sở thực phẩm, 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 23 cơ sở giết mổ bán công nghiệp và 955 điểm giết mổ nhỏ lẻ, 454 chợ, 124 siêu thị... Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất thực phẩm của Thành phố mới chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, số còn lại nhập từ các tỉnh và nhập khẩu.
![]() |
Ảnh minh họa (Internet) |
Trong năm 2018, Hà Nội đã triển khai đồng bộ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy. Bên cạnh đó, công tác thanh kiểm tra, giám sát các cơ sở thực phẩm được tăng cường, xử lý các cơ sở vi phạm với nhiều hình thức. Theo đó, đã kiểm tra 120.072 lượt cơ sở, phạt tiền 8.238 cơ sở với số tiền phạt hơn 28 tỷ đồng. Các lỗi vi phạm tập trung vào các vấn đề như: Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có nhưng hết hiệu lực, điều kiện vệ sinh cơ sở, bảo quản thực phẩm chưa bảo đảm...
Mặc dù đã triển khai quyết liệt nhưng năm 2018, trên địa bàn thành phố vấn đề an toàn thực phẩm vẫn còn diễn biến phức tạp. Cụ thể, đã ghi nhận 3 vụ ngộ độc thực phẩm với 256 người mắc, đã điều tra xử lý kịp thời không có người tử vong. Trong đó điển hình xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại một trường mầm non xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh với 209 người mắc, được điều tra làm rõ nguyên nhân do vi khuẩn Salmonella. Điều tra xử lý 6 trường hợp ngộ độc methanol ở người nghiện rượu, trong đó có 4 người tử vong. Nguyên nhân là do các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, theo mùa vụ, điều kiện vệ sinh tại các cơ sở này thường không bảo đảm.
Trước thực trạng này, theo Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Văn Chung, từ ngày 25/12/2018 đến hết 25/3/2019, toàn thành phố Hà Nội sẽ đẩy mạnh truyền thông, phổ biến kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và lễ hội Xuân 2019.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh, kiểm tra liên ngành. Cụ thể, đối với công tác quản lý về an toàn thực phẩm, trong quá trình thanh tra, kiểm tra các đoàn thanh tra, kiểm tra của tuyến trên sẽ làm việc với Ban Chỉ đạo Công tác an toàn thực phẩm của tuyến dưới để nắm bắt tình hình công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Kỷ Hợi và mùa lễ hội Xuân năm 2019 tại các địa phương.
Các đoàn thanh tra, kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Tuyệt đối không để các sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, không đúng quy định về ghi nhãn hoặc có các vi phạm khác lưu thông trên thị trường; không để các sản phẩm quảng cáo sai quy định tiếp tục lưu hành; không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn.

-
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp -
Xăng RON95 tiến sát 21.000 đồng/lít -
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới -
Mặt hàng thặng dư thương mại nào cần làm rõ với Mỹ sau khi điều chỉnh thuế quan? -
Việc phải chịu thuế cao từ Mỹ buộc Việt Nam đẩy nhanh chiến lược đa dạng thị trường -
Hàng trăm doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tại Vietnam Expo 2025 -
Hết năm 2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn 6.067 tỷ đồng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort