
-
Thủ tướng: Bộ Công thương tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách của Mỹ
-
Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha sắp thăm chính thức Việt Nam
-
Chưa xem xét điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu năm 2025
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan
-
Việt Nam nên đề xuất đàm phán song phương khẩn cấp theo Hiệp định TIFA -
Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
Lễ công bố có sự chứng kiến của ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều quan chức của các Bộ, ngành Trung ương của Việt Nam.
Sau khi công bố, phía Hoa Kỳ sẽ bàn giao 45.000 m2 diện tích đất đã xử lý cho Việt Nam để giao Tổng Công ty Hàng không Việt Nam sử dụng diện tích đất này để mở rộng sân bay Đà Nẵng và hai bên sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án.
![]() |
Lễ công bố có sự chứng kiến của ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ |
Dự án tẩy độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) và Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc phòng triển khai từ tháng 8/2012 được chia làm 2 giai đoạn.
Dự án này sẽ tiến hành xử lý 73.000m3 đất và trầm tích nhiễm dioxin trên tổng diện tích hơn 191.400m2 tại Sân bay Đà Nẵng tại khu vực Hồ Sen và khu đất ngập, khu vực pha trộn và chuyển tải, khu vực lưu trữ trước đây, mương thoát nước và khu vực trung tâm tại sân bay Đà Nẵng.
![]() |
. |
Giai đoạn 1, đã được tiến hành từ tháng 4/2014. Có 45.000m3 đất và bùn ô nhiễm dioxin đã được nung nóng ở nhiệt độ cao cho đến khi 95% dioxin bị phân hủy. 5% lượng dioxin còn sót lại được thu gom dưới dạng hơi và dạng lỏng, sau đó được xử lý trong hệ thống xử lý thứ cấp được xây dựng ngay bên cạnh và hệ thống xử lý này sẽ được giám sát để đảm bảo dioxin không bị phát tán ra không khí hoặc nguồn nước xung quanh.
Ở giai đoạn 2, công tác đào xúc 28.000m3 đất, bùn bị nhiễm dioxin còn lại sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2016. Tổng kinh phí để thực hiện dự án này là 84 triệu USD từ nguồn vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Mỹ do USAID quản lý và thực hiện, trong đó vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam là 35 tỷ đồng do Quân chủng PKKQ (Bộ Quốc Phòng) thực hiện.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius tại Lễ công bố |
Phát biểu tại lễ công bố, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius cho rằng: “Việc hoàn thành xử lý giai đoạn 1 đánh dấu một mốc đầy ý nghĩa đối với dự án và hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ. Việt Nam và Hoa Kỳ đã làm việc này trên tinh thần đối tác, học hỏi lẫn nhau, để đạt được một thành tựu mang tính lịch sử cả về mặt khoa học và về ngoại giao. Dự án này là một biểu tượng của khả năng của chúng ta trong việc trung thực với quá khứ, giải quyết những điều còn lại, và chuyển một vấn đề bất đồng thành một nội dung hợp tác.
Nhìn về phía trước, Đà Nẵng sẽ có thể sử dụng khu đất này để mở rộng sân bay và chủ trì tổ chức thành công hội nghị APEC 2017. Chính phủ hai nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ để hoàn tất xử lý giai đoạn 2 và kết thúc dự án lịch sử này trong việc xây dựng lòng tin giữa hai nước và hỗ trợ cải thiện môi trường tại Đà Nẵng”.

-
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan -
Việt Nam nên đề xuất đàm phán song phương khẩn cấp theo Hiệp định TIFA -
Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy -
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump -
Hà Nội ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, tối đa 198.000 đồng/m2 sàn -
Phải xử lý dứt điểm các bất cập của hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông trong tháng 4/2025 -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort