Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 31 tháng 12 năm 2024,
Xuân về, ngân hàng nhỏ sẽ “thay áo” mới
Thùy Vinh - 19/02/2015 08:03
 
Trải qua gần 3 năm thực hiện đề án tái cấu trúc ngân hàng, hoạt động của các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ đã phần nào thay đổi, song trước quá trình đẩy mạnh tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, làn sóng M&A lĩnh vực này được dự báo sẽ còn nóng lên. Vì thế, có không ít ngân hàng nhỏ sẽ phải sáp nhập, nhưng bên cạnh đó cũng có những nhà băng dần thay “áo” mới khi năng lực tài chính được củng cố, lợi nhuận thu về cải thiện rõ nét hơn.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Ngân hàng âm thầm “nhả” sở hữu chéo
Kỳ vọng đưa nợ xấu về dưới 3% trong năm 2015
Cấp tín dụng cho 4 ngư dân đóng tàu cá vỏ thép
Lạc quan hơn với tăng trưởng tín dụng

Diện mạo mới sau sáp nhập, tái cơ cấu

Nếu so với tình hình thị trường 3 năm trước thì hiện sức khỏe của các ngân hàng sau M&A đã và đang dần cải thiện tốt. Tất nhiên, chưa thể kỳ vọng những nhà băng này tăng trưởng mạnh, nhưng ít nhiều, các ngân hàng sau M&A cũng đã làm sạch được sổ sách, đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%. Cho dù vẫn biết việc bán nợ xấu cho VAMC là chưa thể xử lý triệt để ngay nợ xấu, nhưng cũng giúp ngân hàng phần nào giảm gánh nặng tài chính.

Tính đến cuối năm 2014, SCB đã bán được 11.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC. Trong năm qua, SCB đã xử lý được hơn 1.000 tỷ đồng nợ xấu và năm 2015 trong danh mục đăng ký xử lý nợ xấu khoảng 5.000 tỷ đồng. Theo ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB, các khoản nợ xấu của SCB bán cho VAMC chủ yếu là có tài sản đảm bảo là bất động sản. Trong khi đó, thị trường bất động sản đang có dấu hiệu khởi sắc cùng với nhiều chính sách nới lỏng hơn cho người mua nhà, sẽ thu hút nguồn tiền vào bất động sản, vì thế SCB kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu trong thời gian tới.

“Sau 3 năm M&A và đẩy mạnh tái cơ cấu, nhiều chỉ số của SCB đã cải thiện, như nợ xấu được kiểm soát dưới 3%. 6 tháng đầu năm 2014, Ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 123 tỷ đồng, tăng 37,7% so với năm 2013, hoàn thành 102% kế hoạch cả năm”, ông Văn chia sẻ và cho biết thêm, đầu năm 2015, SCB tiếp tục hoàn thành kế hoạch tăng vốn thêm 1.500 - 2.000 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên trên 14.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao năng lực tài chính.

Với việc sáp nhập thành công DaiABank và mua lại 100% vốn Công ty Tài chính Việt - Societe Generale (SGVF) cuối năm 2013 đầu 2014, HDBank đã mở màn xuất sắc cho chiến lược phát triển dài hạn, đưa Ngân hàng vươn lên một vị thế mới. Vốn điều lệ HDBank hiện đạt 8.100 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2013 là 396 tỷ đồng và chỉ tiêu đưa ra cho năm 2014 là trên 1.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức an toàn. HDBank chưa công bố kết quả kinh doanh đạt được trong năm 2014, nhưng nhờ tích hợp hệ thống mạng lưới hoạt động từ 3 định chế tài chính, HDBank đến nay đã có hơn 200 điểm giao dịch là các chi nhánh, phòng giao dịch và hơn 1.200 điểm giới thiệu dịch vụ tài chính trên toàn quốc của HDFinance.

Hệ thống ngân hàng dự kiến chỉ còn khoảng 20 ngân hàng thương mại

Hệ thống ngân hàng dự kiến chỉ còn khoảng 20 ngân hàng thương mại

Năm 2014, NCB đạt 75 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn 44 tỷ đồng so với năm 2013; tổng tài sản tăng 26,8%; tổng vốn huy động và cho vay tăng lần lượt 29,91% và 23,49% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, nợ xấu của NCB giảm 58,48% so với đầu năm, chỉ còn chiếm 2,52% so với tổng dư nợ. Bà Trần Hải Anh, Tổng giám đốc NCB cho biết, năm 2014 hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã khởi sắc. NCB bước vào giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, theo bà Hải Anh, NCB dự kiến sẽ tiếp tục dùng lợi nhuận để bù đắp các khoản mục cần thiết nhằm đẩy nhanh, mạnh tiến trình tái cấu trúc.

Lợi nhuận Nam A Bank năm qua ước đạt 243 tỷ đồng trước thuế, tăng 33% so với năm 2013 (vượt 32,79% so với chỉ tiêu đưa ra đầu năm 2014 là 183 tỷ đồng). Năm 2015, Ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận khoảng 400 tỷ đồng trước thuế.

“Mặc dù tình hình kinh tế còn khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, nhất là khi áp dụng các quy định mới của Thông tư 36, nhưng để có thể tăng trưởng và phát triển đòi hỏi Nam A Bank phải có sự nỗ lực để đi lên, kể cả vấn đề lợi nhuận. Các chỉ tiêu đưa ra cũng đã được Nam A Bank căn cứ trên cơ sở có thể thực hiện được”, ông Trần Ngô Phúc Vũ, Tổng giám đốc Nam A Bank nói.

Giám đốc khối thị trường mới nổi Công ty Korea Investment & Securities, ông Yun Hang Jin cho rằng, quá trình tái cấu trúc của ngành ngân hàng Việt Nam trong 3 năm qua đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên, việc tái cơ cấu và đẩy mạnh xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, nếu nói đến việc mua nợ xấu thì trong năm qua, VAMC đã thành công trong việc “gom” nợ xấu và làm sạch sổ sách cho ngân hàng (tính đến ngày 24/12/2014, VAMC đã mua 81.200 tỷ đồng nợ xấu so với mục tiêu ban đầu là 70.000 tỷ đồng). “Nhưng nếu chỉ mua nợ xấu mà chưa xử lý được thì cũng không phải là giải pháp tốt. Vì như vậy, các khoản nợ xấu mới dịch chuyển từ các ngân hàng sang VAMC, chứ chưa được xử lý triệt để”, ông Yun nói.

Nhìn nhận về vấn đề này, TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, một vấn đề khác trong xử lý nợ xấu mà thời gian qua các NHTM không thể có hướng ra là phát mãi tài sản. Tuy nhiên, vấn đề này đã được tháo gỡ khi Chính phủ đã có Nghị quyết yêu cầu sớm giải quyết tắc nghẽn trong việc xử lý các thủ tục hành chính phát mãi tài sản đảm bảo, nhằm tăng quyền của chủ nợ, để đẩy nhanh việc phát mãi tài sản đảm bảo. Do đó, điều quan trọng hiện nay là tập trung xử lý vấn đề này để tạo thanh khoản cho thị trường bất động sản. Bất động sản ấm lên thì việc xử lý tài sản đảm bảo sẽ nhanh hơn, giải quyết được bài toán nợ xấu.

“Tài sản đảm bảo phát mãi phải là tài sản thực, được định giá thực với mặt bằng giá thị trường, thay vì là tài sản ảo khi con nợ và chủ nợ không chịu giảm giá, khi đó dù thủ tục có được tiết giảm cũng không thể phát mãi tài sản. Do đó, ngay bản thân ngân hàng cũng phải tính đến chuyện mất mát, hy sinh một phần nào đó để có thể thu hồi được nợ khói đòi”, ông Lịch nói.

Theo ông Lịch, năm nay, VAMC được kỳ vọng ở 2 việc. Thứ nhất, Chính phủ đã xem xét để tăng thêm vốn cho VAMC từ mức 500 tỷ đồng hiện nay có thể lên đến 2.000 tỷ đồng, nhằm gia tăng nguồn lực cũng như tiềm lực tài chính cho VAMC trong việc mua nợ xấu cho các NHTM. Thứ hai là kỳ vọng trong năm nay, VAMC xử lý cơ chế bán lại tài sản đang có trong thị trường nội địa để xử lý được nguồn tài sản sau khi mua lại nợ xấu từ các ngân hàng để có thể mua tiếp nợ xấu mới.

“Việc VAMC xem xét bán lại tài sản đang có là cần thiết, kể cả bán lỗ để có thể giải quyết được nợ xấu. Việc bán lỗ tài sản không thiệt cho VAMC mà phần này thuộc về ngân hàng”, TS. Lịch nói. 

Và sẽ còn nhiều cái tên biến mất

Một trong những mấu chốt đối với quá trình tái cơ cấu ngành năm 2015 được Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh cho biết, là kiên quyết xử lý pháp nhân đối với những đơn vị yếu kém, không có triển vọng phục hồi, kể cả sử dụng biện pháp giải thể, phá sản, can thiệp bắt buộc. Vì thế, các nhà băng quy mô nhỏ, nợ xấu tăng sẽ buộc sáp nhập với nhau, hoặc có thể sáp nhập vào với một ngân hàng lớn. Quá trình này được dự báo sẽ tác động mạnh đến làn sóng M&A. Vì thế, một số thương hiệu ngân hàng nhỏ như Southern Bank, MDB, Saigonbank… sẽ không còn khi phải tiến hành sáp nhập vào Sacombank, Maritime Bank, Vietcombank. Hiện đề án sáp nhập của Southern Bank - Sacombank; MDB - Maritime Bank đã được NHNN thông qua chủ trương. Còn với Saigonbank -Vietcombank cũng phần nào được hé lộ. Theo Phó Thống đốc Thanh, NHNN sẽ xem xét khung pháp lý để có thể sớm thông qua các thương vụ trong 6 tháng đầu năm 2015, để các thương vụ kịp triển khai trong năm 2015.

Ngoài ra, một số ngân hàng cũng đang trong tầm ngắm M&A như: MHB khả năng sẽ sáp nhập vào BIDV; GPBank được cho là sẽ về chung nhà với Vietinbank hay DongA Bank cùng ABBank; Oceanbank chưa có điểm đến và một số cái tên khác: VietA Bank, Nam A Bank. Tuy đến nay, NHNN vẫn chưa tiết lộ gì về các thương vụ này, nhưng có thể nói làn sóng M&A trong lĩnh vực ngân hàng đang ngày một sôi động khiến áp lực “đè” nặng lên ngân hàng nhỏ vì rất khó “thoái lùi” trước tình hình nợ xấu vẫn chưa có điểm dừng.

Theo TS. Lịch, mục tiêu NHNN đưa ra đến cuối năm nay nợ xấu của ngành phải đưa về dưới 3%, vì thế ngành ngân hàng phải quyết liệt hơn trong việc sáp nhập.

“Khi một ngân hàng quy mô nhỏ có tỷ lệ dư nợ tín dụng vài chục nghìn tỷ đồng, nợ xấu chiếm trên 3% tổng dư nợ (vào khoảng mươi nghìn tỷ đồng), nếu để tự xử lý và kéo nợ xấu xuống là rất khó. Tuy nhiên, khi sáp nhập vào một ngân hàng lớn, quy mô dư nợ tín dụng khoảng 400.000 - 500.000 tỷ đồng, rõ ràng tỷ lệ nợ xấu sẽ không còn là bao nhiêu. Do vậy, đẩy mạnh quá trình hợp nhất, sáp nhập năm nay thì việc kỳ vọng mục tiêu kiểm soát nợ xấu của ngành về 3% cuối năm là đạt được. Dĩ nhiên, nếu xét tỷ lệ nợ xấu từng ngân hàng khác nhau có thể một số ngân hàng chưa kiểm soát được nợ xấu dưới 3%, nhưng tổng thể là được”, TS. Lịch phân tích.

Theo các chuyên gia tài chính, thị trường năm 2015 sẽ ổn định hơn so với 2014. Riêng đối với ngành ngân hàng, sẽ có một số TCTD phải sáp nhập, trong đó các ngân hàng cổ phần quốc doanh phải là trụ cột sáp nhập thêm một số ngân hàng khác và điều đó là phù hợp để có thể hình thành được các định chế tài chính lớn cạnh tranh được với các nước trong khu vực trong quá trình hội nhập sắp tới.

“Việc sáp nhập các ngân hàng yếu thời gian đầu có phần ‘chiều chuộng’, nhưng đến nay, NHNN đã nắm chắc tình hình nên việc sáp nhập sẽ được đẩy mạnh, quyết liệt hơn. Mục tiêu là phải sáp nhập các ngân hàng yếu để tạo thành những ngân hàng lớn mạnh. Hệ thống ngân hàng dự kiến chỉ còn khoảng 20 NHTM”, TS. Lịch nói.      

Năm 2015, sẽ xử lý từ 6 - 8 ngân hàng .

() Trong Chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời ngày 17/2, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã đề cập tới những nhiệm vụ của ngành Ngân hàng về việc điều chỉnh tỷ giá, mục tiêu tăng trưởng tín dụng, xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Lãi suất giảm nhưng không nhiều

Ông Nguyễn Thanh Nhung, Tổng giám đốc VietBank cho rằng, kinh tế dần hồi phục, mặt bằng lãi suất theo xu hướng giảm và ổn định sẽ là cơ hội để các ngân hàng tăng trưởng tín dụng. Vấn đề là ngân hàng có chấp nhận rủi ro cao để phát triển tín dụng nhanh, hay thực hiện kế hoạch tín dụng thận trọng để chờ đến khi kinh tế hoàn toàn hồi phục mới đẩy mạnh.

"Liều doping" để các ngân hàng sớm lên sàn

Tổng giám đốc Ngân hàng OCB Nguyễn Đình Tùng cho biết, việc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại khẩn trương lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là định hướng đúng đắn của cơ quan quản lý, giúp tăng sự minh bạch của hệ thống ngân hàng.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư