-
Đơn hàng xuất khẩu gỗ, nội thất tiếp tục phục hồi -
Ấn tượng sản phẩm sữa và đồ uống Việt ở Nga -
Tám tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 15,8% so với cùng kỳ -
Indonesia mua thêm 450.000 tấn gạo, nhà cung cấp Việt thêm cơ hội -
Doanh nghiệp FDI đóng góp gần 72% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước -
Các hãng hàng không bắt đầu mở bán vé máy bay Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xuất khẩu gạo nước ta cả năm 2023 dư sức vượt 7 triệu tấn nhờ nhu cầu nhập khẩu gạo của nhiều thị trường gia tăng. |
Xuất khẩu gạo là điểm sáng trong bức tranh thương mại của nước ta trong 5 tháng đầu năm 2023.
Trong khi phần lớn các ngành hàng đối mặt đà giảm xuất khẩu kỷ lục thì ngành gạo tăng trưởng ấn tượng, xuất khẩu thành công gần 3,9 triệu tấn, mang về 2.057 tỷ USD tăng 40,8% về lượng và tăng 52% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhu cầu nhập khẩu gạo tại các thị trường truyền thống của Việt Nam như: Philippines, Trung Quốc, Indonesia và các quốc gia châu Phi tăng đang tạo cơ hội để ngành gạo tăng tốc xuất khẩu.
Cả Indonesia và châu Phi đều công bố lượng nhập khẩu tăng đáng kể so với năm trước, đảm bảo dự trữ lương thực quốc gia. Đơn cử, Indonesia đã quyết định gia tăng lượng gạo thu mua dự trữ lên 2,4 triệu tấn thay vì khoảng 1,2 triệu tấn nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
Để đáp ứng nhu cầu về gạo ước đạt trên 42,2 triệu tấn trong năm 2023, châu Phi dự kiến nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn. Chủng loại gạo nhập khẩu chính của các nước châu Phi bao gồm gạo thơm, gạo trắng và gạo tấm. Nguồn cung cấp gạo chính của châu Phi vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào các nước Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam.
Vụ thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công thương) đánh giá, việc tăng nhập gạo dự trữ của Indonesia đang mở thêm cơ hội cho các nhà xuất khẩu gạo khu vực, trong đó có Việt Nam, vốn nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất.
Ngành gạo đã xác nhận kỷ lục xuất khẩu 7,1 triệu tấn vào cuối năm ngoái, mang về 3,46 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 5,1% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân đạt 486,2 USD/tấn,.
Tuy chịu nhiều tác động từ những diễn biến của thị trường thương mại gạo thế giới nhưng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường truyền thống với tỷ trọng cao vẫn đạt được tăng trưởng so với năm 2021.
Cụ thể, Philippines tiếp tục là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 45,2% tổng lượng và 43,2% tổng trị giá xuất khẩu gạo của cả nước, đạt gần 3,18 triệu tấn với trị giá hơn 1,49 tỷ USD, tăng lần lượt 28,8% và 19% so với năm 2021.
Trung Quốc đứng thứ 2, đạt 834,2 nghìn tấn với trị giá 432,3 triệu USD, giảm 21,3% về lượng và giảm 17,3% về trị giá.
Bờ Biển Ngà đứng thứ 3, đạt 657.000 tấn, trị giá 295 triệu USD), tăng gần 9,4% về lượng và tăng gần 35% về trị giá.
Trong báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan này nâng dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2023 tiếp tục vượt 7 triệu tấn, chủ yếu là do nhu cầu từ một số quốc gia châu Á (Trung Quốc, Indonesia..) gia tăng.
Với dự báo này, Việt Nam đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu gạo trong năm 2023 sau Ấn Độ (22,5 triệu tấn) và Thái Lan (8,5 triệu tấn), chiếm 12,7% thương mại gạo toàn cầu.
Vào năm ngoái, diện tích gieo trồng cả nước theo công bố của Bộ NN&PTNT đạt 7,2 triệu ha, năng suất trung bình 60,3 tạ/ha, sản lượng 43,5 triệu tấn thóc, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Riêng đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ước sản xuất lúa cả năm đạt 3,88 triệu ha, năng suất bình quân 62,6 tạ/ha; sản lượng đạt 24,2 triệu tấn lúa (sản lượng gạo xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, các vùng khác chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa).
-
Tám tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 15,8% so với cùng kỳ -
“Giải cứu” nông sản sau mưa lũ -
Indonesia mua thêm 450.000 tấn gạo, nhà cung cấp Việt thêm cơ hội -
Doanh nghiệp FDI đóng góp gần 72% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước -
Các hãng hàng không bắt đầu mở bán vé máy bay Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Nhiều thách thức khi trái dừa gia nhập ngành xuất khẩu tỷ USD -
Nhập siêu từ thị trường Trung Quốc 54,2 tỷ USD, vượt năm ngoái gần 5 tỷ USD
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi