
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%
-
Các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt
-
Sẽ thực hiện chế độ công vụ, công chức thống nhất từ Trung ương đến cấp xã
-
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu
-
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản -
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93%
![]() |
8 tháng 2020, xuất khẩu giày dép sụt giảm 8,6%, tương đươgn mức giảm trên 1 tỷ USD so với cùng kỳ. |
Xuất khẩu giày dép, túi xách trong 8 tháng đầu năm 2020 không tránh khỏi sự sụt giảm do tác động của dịch bệnh Covid-19 nhu cầu tiêu dùng giày dép, túi xách giảm mạnh trên toàn cầu, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu lớn của nước ta như Mỹ, Nhật Bản, EU...
Theo số liệu của Bộ Công Thương, xuất khẩu giày dép trong 8 tháng qua chỉ đạt 10,9 tỷ USD, giảm 8,6% so với cùng kỳ, tương đương mức giảm trên 1 tỷ USD, trong khi túi xách, vali, ô dù giảm 5,6%, đạt 2,091 tỷ USD. Tổng cộng xuất khẩu giày dép, túi xách xấp xỉ 13 tỷ USD, giảm 1,4 tỷ USD so với cùng kỳ.
Những thị trường tiêu thụ giày dép hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... đều giảm so với cùng kỳ 2019. Tính chung 8 tháng đầu năm, Mỹ dẫn đầu về tiêu thụ giày dép Việt Nam với kim ngạch ước đạt 3,95 tỷ USD chiếm tỷ trọng trên 36% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước và giảm gần 9% so với cùng kỳ 2019.
Xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 630 triệu USD, giảm 2%. Một số thị trường xuất khẩu lớn trong khối EU cũng chứng kiến mức giảm sâu, điển hình là Bỉ, giảm 17,25%, đạt 625 triệu USD, xuất sang Đức giảm 10,3%, đạt 570 triệu USD, xuất sang Italia đạt 173 triệu USD, giảm 15%, xuất khẩu sang Pháp đạt 288 triệu USD, giảm 22%, thị trường Anh giảm 25,5%, đạt 320 triệu USD...
Sự sụt giảm về đầu ra tại các thị trường lớn đã khiến cho sản xuất ngành hàng này cũng giảm tốc theo. Trong đó, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tháng 8 tăng 2,9% so với tháng trước, nhưng giảm 3,6% so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Cũng giống như ngành dệt may, ngành sản xuất, xuất khẩu giày dép là ngành chịu tác động tiêu cực do tác động của dịch bệnh Covid-19. Động lực lớn nhất cho tăng trưởng của ngành chính là Hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực.
Từ nay đến cuối năm, dự báo đầu ra của ngành da giày sẽ tiếp tục gặp khó, bởi phụ thuộc nhiều vào khả năng khống chế dịch của Mỹ và châu Âu. Để có thể tận dụng cơ hội từ Hiệp định này nhằm gia tăng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã lên phương án như tái cơ cấu bộ máy, sẵn sàng hạ tầng nhà xưởng, nguyên liệu nhằm đáp ứng theo các cam kết của Hiệp định, đồng thời tăng cường đầu tư máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm.
-
Thủ tướng: Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên -
Đại sứ Marc Knapper: Việt Nam là đối tác có tầm quan trọng chiến lược với Hoa Kỳ -
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản -
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93% -
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46% -
“Soi” tình hình thực hiện “khoán tăng trưởng” của các địa phương -
Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển