
-
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
-
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế
-
Thuế 46% đối với Việt Nam: Chuyển dịch chuỗi cung ứng, định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu? -
Quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Burundi
![]() |
Xuất khẩu gạo tháng 6/2018 ước đạt 604 ngàn tấn với 317 triệu USD, đưa xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,6 triệu tấn và 1,8 tỷ USD, tăng 24,6% về lượng và tăng 42,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017 |
Do nhu cầu thấp và ảnh hưởng tồn kho gạo cũ của Thái Lan, nên suốt thời gian dài xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn trong tình trạng trì trệ. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo đã khởi sắc trở lại, tăng 24,6% về lượng và tăng đến 42,4% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Dự báo 6 tháng cuối năm thị trường vẫn sẽ tốt vì nhu cầu từ các thị trường truyền thống đã củng cố thêm niềm tin xuất khẩu gạo.
Xuất khẩu gạo tháng 6/2018 ước đạt 604.000 tấn với 317 triệu USD, đưa xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,6 triệu tấn và kim ngạch 1,8 tỷ USD, tăng 24,6% về lượng và tăng 42,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá xuất khẩu bình quân đạt 505 USD/tấn, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Số liệu cho thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng nhất về thị trường nhập khẩu gạo từ Việt Nam trong những tháng đầu năm nay với 30% thị phần, đạt 844.1000 tấn và 449,4 triệu USD. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là: Iraq (gấp 25,7 lần), Malaysia (gấp 2,8 lần), Hoa Kỳ (gấp 2,4 lần), Hồng Kông (tăng 49%), Philippines (tăng 37,9%) và Gana (tăng 17,9%) so với cùng kỳ.
Riêng thị trường Indonesia tăng đột biến, gấp 290,8 lần về lượng và tăng gấp 269,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 596.058 tấn, trị giá 280,04 triệu USD, chiếm 17,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang Indonesia.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, quá trình chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu giống lúa từ phẩm cấp thấp sang lúa chất lượng cao đã làm thay đổi cục diện xuất khẩu, giúp hạt gạo Việt có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Theo đó, ngay từ đầu vụ Đông Xuân 2017 - 2018, Cục Trồng trọt và các ngành, địa phương đã chỉ đạo việc áp dụng cơ cấu giống rất sát với yêu cầu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Trong đó, tỷ lệ gạo thơm, gạo đặc sản đã chiếm phần lớn trong cơ cấu giống (31 – 32%), gạo chất lượng cao chiếm 32%, gạo nếp 9 – 10%, gạo trung bình còn khoảng 17% và các loại gạo khác.
Chuyên gia nông nghiệp GS. Võ Tòng Xuân nhận định, từ cuối năm 2017 đến nay, giá gạo xuất khẩu của nước ta liên tục tăng trưởng và hiện đạt mức cao hơn các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ từ 50 - 100 USD/tấn.
“Ngành lúa gạo của Việt Nam đang có những chuyển biến khá lạc quan, quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở các địa phương đã giúp nâng cao chất lượng lúa gạo”, GS.Võ Tòng Xuân đánh giá.

-
Thủ tướng: Giải phóng toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư nhân -
Muốn tăng trưởng đột biến, TP.HCM phải tăng tổng cầu và dồn lực đầu tư -
Sự tham gia, đóng góp nổi bật của Quốc hội Việt Nam trong IPU -
Nhà vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ thăm và làm việc tại TP. Hải Phòng -
Ban Bí thư chuẩn y ông Vũ Quyết Tiến giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh -
Tăng trưởng quý I/2025 của TP.HCM cao nhất trong 5 năm -
Sắp tăng giá dịch vụ sử dụng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thêm 5%
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng