
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
![]() |
Thông quan hàng hóa nông sản tại các cửa khẩu giáp với Trung Quốc hiện tại đã diễn ra bình thường nhưng tốc độ chậm do phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch. |
Cụ thể, theo thống kê của các địa phương những ngày gần đây, tại Lạng Sơn còn khoảng hơn 1.000 xe hàng, chủ yếu là các loại trái cây, nông sản chờ xuất khẩu. Tại Quảng Ninh, cửa khẩu Móng Cái thông quan trong nửa đầu tháng 3 là 169 container hoa quả (thanh long, xoài, mít, chuối) tương đương 3.524 tấn, 290 container bột sắn tương đương 10.046 tấn, 165 container thủy hải sản tươi sống tương đương 1.586 tấn, không có hoa quả tồn qua ngày.
Nói về tình hình xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc thời gian gần đây, ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An, cho biết hiện tiêu thụ thanh long tương đối ổn do Trung Quốc nhập hàng trở lại.
"Giá thanh long ruột đỏ đã lên 18.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng 14.000 đồng/kg, dù chưa được như kỳ vọng của nông dân vì đang là thời điểm trái vụ nhưng có thể chấp nhận được khi xuất khẩu sang các thị trường khác như Mỹ, EU, Hàn Quốc... cũng đang gặp khó. Nếu không có dịch bệnh, giá thanh long phải cao hơn vì năm nay sản lượng trái hụt đến 50% do ảnh hưởng hạn mặn", ông Trịnh nói.
Giữa lúc thị trường Trung Quốc vẫn chưa ổn định, ông Trịnh cho rằng người trồng thanh long vẫn phải tiếp tục đa dạng hóa thị trường để không phải kêu gọi giải cứu như thời gian qua.
"Các Hợp tác xã thanh long đã ký được nhiều hợp đồng cung ứng hàng vào siêu thị để phát triển thị trường nội địa. Đặc biệt, để giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm tươi, thanh long đã được phân loại từ đầu để đưa vào chế biến như sấy, nước ép, cấp đông... Những mặt hàng này được dự báo sẽ tiêu thụ mạnh khi Trung Quốc kiểm soát được dịch bệnh, người dân ở đó mua sắm trở lại", ông Trịnh kỳ vọng.
Nhằm chủ động ứng phó với diễn biến tình hình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị, Bộ Tài Chính, Bộ Công thương phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh biên giới chỉ đạo các trạm hải quan, kiểm dịch và các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp hỗ trợ hoạt động thương mại biên giới, tạo thuậṇ lợi thủ tục thông quan, không để ứ đọng ̣hàng hóa trên các tỉnh biên giới với Trung Quốc; hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản, phát triển thị trường nội địa, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ, kinh doanh thực phẩm, hàng nông sản.

-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel -
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ -
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn