
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
-
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
![]() |
Xuất khẩu xi măng năm 2022 gặp khó do Trung Quốc duy trì chính sách Zero Covid-19. |
Năm 2022, do nguồn cung xi măng tiếp tục duy trì ở mức cao, khoảng 108 triệu tấn, nhưng tiêu thụ nội địa chỉ khoảng 65 triệu tấn, doxuất khẩu tiếp tục là kênh tiêu thụ quan trọng, do vậy đây cũng là áp lực không nhỏ đối với các doanh nghiệp xi măng trong nước.
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Mirae Asset nhận định, các doanh nghiệp xi măng tiếp tục chịu áp lực từ thị trường xuất khẩu và suy giảm nhu cầu bất động sản.
Sản lượng xi măng toàn ngành trong 5 tháng 2022 chững lại. Trong tháng 5/2022, sản lượng tiêu thụ xi măng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu ước đạt 9.27 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng 2022, sản lượng xi măng toàn ngành đạt 44,12 triệu tấn, tương đương cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, tiêu thụ nội địa đạt 26,73 triệu tấn, giảm 2% nhưng xuất khẩu vẫn tăng nhẹ ở mức 5% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 17,39 triệu tấn.
Xuất khẩu dự báo gặp khó do Trung Quốc vẫn duy trì chính sách Zero-Covid, cùng với đó là thị trường bất động sản của nước này đang trong trạng thái suy giảm đã khiến sản lượng tiêu thụ xi măng tại Trung Quốc giảm mạnh trong thời gian qua. Cụ thể, sản lượng xi măng tiêu thụ trong quý 1/2022 của Trung Quốc đạt 387 triệu tấn, giảm 15%.
Thị trường Trung Quốc chiếm hơn 40% sản lượng xuất khẩu xi măng của Việt Nam trong 2021. Chứng khoán Mirae Asset đánh giá, với việc thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng, suy giảm nhu cầu xi măng khiến các công ty xi măng chuyên xuất khẩu như Vissai Ninh Bình, Hoàng Mai, Xuân Trường, Thành Thắng … sẽ dồn lực vào thịtrường trong nước và tạo ra áp lực lớn cho các công ty xi măng phụ thuộc chính vào thị trường nội địa như Xi măng Hà Tiên, Fico hay Holcim...
Tại Việt Nam, hơn 55% sản lượng xi măng phụ thuộc vào ngành bất động sản, việc thị trường bất động sản gặp khó khăn sẽ gây áp lực mạnh lên sản lượng và lợi nhuận của toàn ngành.
Đối với các doanh nghiệp, 2022 sẽ là một năm khó khăn khi đối mặt với nhiều rủi ro về chi phí đầu vào do giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng phi mã, trong khi dù giá bán đã được điều chỉnh tăng tới 3 lần trong những tháng gần đây, nhưng nhiều doanh nghiệp thừa nhận, mức tăng giá bán vẫn chưa theo kịp mức tăng của chi phí đầu vào.
Ngành xi măng có rủi ro lớn do chi phí nguyên liệu chiếm 30-35% giá thành sản xuất. Việc thiếu hụt nguồn cung than và đá vôi khiến các nhà sản xuất phải mua nguyên vật liệu ở mức giá cao từ các nhà nhập khẩu làm giảm biên lợi nhuận. Chứng khoán Mirae Asset cho rằng, các công ty xi măng năm 2022 sẽ sẵn sàng giảm từ 3-4% biên lợi nhuận gộp nhằm duy trì sản lượng.
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower