Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Xuất khẩu tận dụng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc
Thế Hải - 28/04/2018 08:08
 
Sau gần 2 năm thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), các số liệu thống kê kim ngạch thương mại hai chiều đối với các mặt hàng cắt giảm thuế theo Hiệp định luôn duy trì ở mức cao và ổn định.
Là thị trường xuất khẩu lớn của nhiều ngành hàng, quy định mới về kiểm dịch  thủy sản nhập khẩu vào Hàn Quốc vào tháng 4/2018
Là thị trường xuất khẩu lớn của nhiều ngành hàng, việc nắm rõ những quy định mới về kiểm dịch thủy sản nhập khẩu vào Hàn Quốc kể từ tháng 4/2018 sẽ giúp các DN tận dụng tốt hơn cơ hội gia tăng xuất khẩu.

Nhằm giúp các doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội, nâng cao kim ngạch xuất khẩu từ các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký, Bộ Công Thương sẽ chủ trì và phối hợp với Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA)  tổ chức “Hội thảo về Tận dụng ưu đãi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc” tại Hà Nội vào 9/5/2018.

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA).

VKFTA có hiệu lực từ ngày 20/12/2015, với thời gian hiệu lực đã sang năm thứ 3. Hiệp định VKFTA đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực.

Việt Nam hiện là đối tác đầu tư ra nước ngoài lớn thứ tư của Hàn Quốc, trong khi, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 58 tỷ USD.

Với lộ trình giảm thuế theo cam kết của KVFTA và những chính sách ưu đãi mà Việt Nam đã và sẽ áp dụng, một số ngành như ngành năng lượng, nông nghiệp chất lượng cao, môi trường, công nghiệp chế tạo tại Việt Nam sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc và khả năng Hàn Quốc tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu về đầu tư FDI trong nhiều năm tới.

Bộ Công Thương sẽ chủ trì và phối hợp với Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA)  tổ chức “Hội thảo về Tận dụng ưu đãi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc” nhằm giới thiệu về các khuôn khổ hợp tác thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA) và định hướng của chính phủ hai nước trong hợp tác và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tận dụng ưu đãi VKFTA;

Thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc trong năm 2017 có nhiều yếu tố thuận lợi. Trong năm 2017, Hàn Quốc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam và tìm nguồn hàng nhập khẩu, gia công từ Việt Nam.

Các tập đoàn phân phối bán lẻ và chế biến thực phẩm lớn của Hàn Quốc như Emart, Lotte, CJ đều đã có hiện diện tại Việt Nam và có bộ phận mua hàng thường trực tại Việt Nam nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận trực tiếp hơn đến các hệ thống phân phối bán lẻ của Hàn Quốc.

Kim ngạch xuất nhập khẩu với thị trường Hàn Quốc năm 2017 cũng có thuận lợi từ những ưu đãi do Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ tháng 12/2015.

Các ưu đãi miễn giảm thuế theo VKFTA và Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) ngày càng được các doanh nghiệp tận dụng tốt hơn

Cụ thể, xuất khẩu năm 2017 sang Hàn Quốc đạt 14,8 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2016. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao gồm: điện thoại và linh kiện (đạt 3,97 tỷ USD, tăng 45,5%); hàng dệt, may (đạt 2,64 tỷ USD, tăng 15,8%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 1,83 tỷ USD, tăng 46,0%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (đạt 967,64 triệu USD, tăng 27,9%); thủy sản (đạt 778,5 triệu USD tăng 28,1%)...

Dù vậy, cán cân xuất nhập khẩu 2 nước vẫn chưa cân bằng. Việt Nam còn nhập siêu lượng hàng hóa rất lớn từ Hàn Quốc. Thống kê cho thấy, năm 2017, kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 46,73 tỷ USD, tăng 45,3% so với năm 2016.

Nhập siêu từ Hàn Quốc năm 2017 tiếp tục tăng mạnh, trở thành thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất với mức thâm hụt thương mại đạt 31,9 tỷ USD, tăng 53,7% so với năm 2016.

Theo các chuyên gia, những quy định nhập khẩu mới từ thị trường này, nếu doanh nghiệp nắm bắt tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu. Đơn cử, với ngành hàng thủy sản, các doanh nghiệp nên để ý tới những điều kiện nhập khẩu mới.  Cục Quản lý Chất lượng Thủy sản Hàn Quốc (NFQS) thông báo chính thức áp dụng quy định mới về kiểm dịchthủy sản nhập khẩu vào Hàn Quốc vào tháng 4/2018, cụ thể sẽ áp dụng quy định kiểm tra bổ sung 5 loại dịch bệnh trên tôm.

Được biết, quy định này tiềm ẩn rủi ro nhất định đối với các lô hàng tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc và đòi hỏi các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp cùng phối hợp để có cơ chế ngăn ngừa các loại dịch bệnh này phát sinh.../.

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam có thể đạt 9 tỷ USD
Hiện Việt Nam là quốc gia đứng đầu ASEAN, đứng thứ 2 châu Á và thứ 5 trên thế giới (sau Trung Quốc, Đức, Italy và Ba Lan) về kim ngạch xuất khẩu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư