
-
Xây dựng chiến dịch quảng cáo có độ lan tỏa cao cho start-up
-
Dùng M&A, Masan giữ thị phần bán lẻ cho thương hiệu Việt
-
Điều chỉnh kế hoạch cuối năm khi kinh doanh gặp khó khăn
-
Sản phẩm tôn ZINMAG® nhận giải thưởng Sản phẩm, Dịch vụ sáng tạo, hiệu quả năm 2023
-
Masan có thêm tiền từ Bain Capital; Chủ Kem Tràng Tiền muốn Kem Kingkream; Dabaco bán công ty con; VNG bị phạt -
Chìa khóa để trở thành nhà tuyển dụng “hot” trên thị trường
![]() |
Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi đạt hơn 800 triệu USD, tăng gần 17% so với 2019 |
Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi tiếp tục có mức tăng trưởng cao trong năm 2020. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam trong năm 2020 đạt 800,78 triệu USD, tăng 16,98% so với năm 2019.
Ba thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Campuchia và Mỹ, với tỷ trọng trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu thức ăn chăn nuôi của cả nước.
Cụ thể, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi sang Trung Quốc đạt 211,23 triệu USD, chiếm 26,38% tổng kim ngạch, tăng 15,68% so với năm 2019; sang Campuchia đạt 122,32 triệu USD, tăng 23,15%; sang Mỹ đạt 114,5 triệu USD, tăng mạnh 125% so với năm 2019.
Bộ Công Thương đánh giá, xuất khẩu mặt hàng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam trong năm 2020 xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt đều tăng kim ngạch so với năm trước đó. Tuy nhiên, cũng có nhiều thị trường chiếm tỷ trọng nhỏ có kim ngạch xuất khẩu sụt giảm như: Nhật Bản (-26,65%) đạt 26,19 triệu USD; Hàn Quốc (-18,54%) đạt 18,55 triệu USD; Indonesia (-33,29%) đạt 10,16 triệu USD…
Với năng lực sản xuất đang tiếp tục được củng cố nhờ vào các dự án đầu tư mới và mở rộng của các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoại dẫn dắt thị trường, năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng phình to, sẽ sớm đưa mặt hàng này gia nhập CLB các mặt hàng xuất khẩu tỷ USD.
Tuy nhiên, nếu so mức xuất khẩu với với mức nhập khẩu hàng năm của mặt hàng này, giá trị xuất khẩu hiện chỉ chiếm tỷ trọng gần 1/5 nhập khẩu. Ước tính sơ bộ, chi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi năm 2020 lên tới 3,9 tỷ USD.
Theo báo cáo của Grand View Research, những năm gần đây, ngành thức ăn chăn nuôi tăng trưởng và phát triển khá tốt với mức tăng trung bình đạt 13-15%/năm, sản lượng công nghiệp đứng số 1 trong khu vực Đông Nam Á. Số liệu công bố năm 2019 đạt xấp xỉ 20 triệu tấn, nếu cộng cả thức ăn thủy sản con số này có thể lên tới trên 30 triệu tấn.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có 85 nhà máy thuộc doanh nghiệp nước ngoài (chiếm tỷ lệ 32%), 180 nhà máy thuộc doanh nghiệp trong nước (chiếm 68%).

-
Masan có thêm tiền từ Bain Capital; Chủ Kem Tràng Tiền muốn Kem Kingkream; Dabaco bán công ty con; VNG bị phạt -
Chìa khóa để trở thành nhà tuyển dụng “hot” trên thị trường -
Hội thảo của Huawei và Long Tech gây ấn tượng với những giải pháp năng lượng tiên tiến -
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm kiếm đối tác qua các nền tảng số -
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng Perth - TP.HCM -
1.200 doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội giao thương tại VIETNAM EXPO 2023
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/12
-
2 Đề xuất đầu tư 2.000 tỷ đồng mở rộng đoạn cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn
-
3 Gánh nặng trả nợ trái phiếu vẫn đè nặng doanh nghiệp bất động sản năm 2024
-
4 Chọn tư vấn rà soát, đánh giá kết quả quy hoạch Sân bay Đà Nẵng
-
5 Loại nhà đầu tư cá nhân không chuyên khỏi sân chơi trái phiếu
-
Sáng kiến giúp Lọc dầu Dung Quất tăng công suất đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
-
Gas South khánh thành trạm chiết nạp LPG Nha Trang
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg
-
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút lao động chất lượng cao
-
Nhận ưu đãi chiết khấu hàng trăm triệu khi mua căn hộ Khai Sơn City
-
HSC được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023