Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Xuất khẩu trái cây, dệt may… tăng nhờ kênh tham tán thương mại
Thế Hải - 08/02/2018 22:29
 
Nhiều ngành hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam trong đó có dệt may, trái cây tươi...đã gia tăng được giá trị xuất khẩu, có thêm khách hàng mới nhờ vào kênh tham tán thương mại tại các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.
Xuất khẩu rau quả đã mang về 3,5 tỷ USD, tăng trên 42% so với 2016. Kết quả xuất khẩu này có sự đóng góp đáng kể từ Tham tán thương mại Việt Nam ở nhiều thị trường.
Xuất khẩu rau quả đã mang về 3,5 tỷ USD, tăng trên 42% so với 2016. Kết quả xuất khẩu này có sự đóng góp đáng kể từ Tham tán thương mại Việt Nam ở nhiều thị trường.

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại nhiều thị trường khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ tìm kiếm thị trường, thông tin thêm về những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng tại nước sở tại để doanh nghiệp trong nước chớp thời cơ xuất khẩu tại Hội nghị Tham tán Thương mại năm 2018.

Theo bà Lê Hoàng Thúy, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Úc cho biết, thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Úc luôn chủ động, tích cực lọc thông tin để theo dõi các động thái, chính sách của Úc, kịp thời thông tin về trong nước.

Thương vụ cũng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm "mở cửa" thêm cho nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam vào Úc.

“Sau quả vải, thanh long, xoài, nếu quả nhãn và tôm tươi nguyên con của Việt Nam có thể "vào" Úc sẽ góp phần to lớn cho sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới”, bà Thúy nói.

Bà Lê Hoàng Thúy thông tin thêm, để thúc đẩy xuất khẩu, Thương vụ Úc đã xây dựng websitse và fanpage để cung cấp kịp thời thông tin tới các cơ quan quản lý và doanh nghiệp trong nước. Thương vụ duy trì trung bình 01 ngày/tin, bài, cung cấp khoảng 300 tin bài/năm cho Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương và Trang thông tin thị trường nước ngoài…Những thông tin từ Thương vụ Úc đã có giá trị với các doanh nghiệp, kịp thời điều chỉnh các mặt hàng xuất khẩu và điều kiện thủ tục xuất nhập khẩu tại thị trường nhập khẩu.

Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam khẳng định, công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường từ kênh tham tán thương mại tại các nước trong nhiều năm qua đã giúp ích đáng kể trong tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may.

Năm 2017,  xuất khẩu của ngành dệt may đạt 31,2 tỷ USD, trong đó, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... là những thị trường xuất khẩu lớn đạt được tăng trưởng ấn tượng. Công sức của hoạt động tại thị trường, xúc tiến thương mại đã đạt hiệu quả lớn. “Đây không phải là kết quả của riêng năm 2017 mà là nỗ lực liên tục hơn chục năm qua, nhờ sự đóng góp, hỗ trợ rất lớn từ các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài”, ông Trường khẳng định.

Để xuất khẩu dệt may tăng thị phần tại các thị trường truyền thống, cũng như mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới tiềm năng ngoài sự nỗ lực tự thân của doanh nghiệp, ông Lê Tiến Trường đã thẳng thắn đề xuất Thương vụ Việt Nam tại nhiều thị trường quan trọng của ngành.

Đối với các thị trường truyền thống Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Tham tán thương mại cần có sự cập nhật và dự báo chính sách của nước sở tại, đặc biệt là chính sách thuế, chính sách và tiêu chuẩn về môi trường/tiêu chuẩn sản phẩm. Riêng đối với thị trường Trung Quốc, ngành dệt may cần thêm thông tin cụ thể về chính sách tồn trữ bông, chiến lược phát triển ngành của họ, chính sách bảo vệ môi trường và dự báo dòng dịch chuyển cơ sở sản xuất.

Riêng các thị trường mới: hiệp định CPTPP sẽ được duyệt vào tháng 3/2018, mở ra nhiều cơ hội mới, đặc biệt là 2 thị trường có kích cỡ khá lớn là Úc và Canada. Do vậy, đề nghị thương vụ ở các nước hết sức quan tâm giúp đỡ để doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường sớm nhất, tận dụng được lợi thế cho ngay đơn hàng mùa thu đông 2018 (đặt hàng cho mùa tháng 5,6 năm 2019) sẽ diễn ra khoảng tháng 7-8/2018.

Thị trường Nga và các nước liên minh kinh tế Á Âu, ông Trường cho biết, trong 2 năm trở lại đây, xuất khẩu dệt may Việt Nam sang các thị trường này có tốc độ tăng trưởng tốt nhờ FTA VN-EAEU nhưng quy mô còn rất nhỏ, chưa tới 200 triệu USD. Vì vậy rất cần sự hỗ trợ của thương vụ để ngành dệt may Việt Nam có thể khai thác được các thị trường này tốt hơn.

Đối với phát triển sản phẩm mới: bên cạnh hàng quần áo, đến nay ngành dệt may Việt Nam đã có nhiều sản phẩm khác có lợi thế cạnh tranh như hàng home textile, sợi, vải denim với năng lực thiết kế tốt (hiện đang outsourcing cho các hãng lớn). Rất mong được phối hợp với thương vụ các nước để xúc tiến đẩy sản phẩm, dịch vụ ra thị trường.

Tham tán thương mại phải vượt qua tư duy nhiệm kỳ
Phát biểu tại Hội nghị Tham tán thương mại 2018 sáng 7/2/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, tham tán thương mại phải vượt...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư