-
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD
Ảnh minh họa |
Năm thứ 2 lập kỷ lục tiêu thụ trên 100 tấn sản phẩm
Tiêu thụ xi măng trong nước năm 2021 sụt giảm khoảng 5% so với năm 2020, chỉ đạt xấp xỉ 60 triệu tấn, do đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát mạnh, tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động xây dựng.
Nhưng, kết thúc năm 2021, ngành xi măng nước ta vẫn lập kỷ lục tiêu thụ 105,6 triệu tấn sản phẩm. Đây cũng là năm thứ 2 ngành này tiêu thụ vượt mốc 100 triệu tấn. Kết quả xuất khẩu tăng vượt mong đợi đã “cứu” ngành xi măng thoát khỏi cảnh sụt giảm, đạt tăng trưởng 2%.
Trước đây, tiêu thụ xi măng nội địa và xuất khẩu luôn có khoảng cách lớn, với tỷ lệ lần lượt là 70 - 30% tổng mức tiêu thụ, nhưng những năm gần đây, khoảng cách này đã dần rút ngắn lại. Năm 2021, tỷ lệ này là 58 - 42%.
Có thể thấy, thị trường nội địa vốn là khu vực tiêu thụ chính của ngành xi măng đang chững lại, trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu lại tăng rất mạnh, nhất là từ các thị trường Trung Quốc, Bangladesh...
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu xi măng và clinker lớn nhất của nước ta trong năm 2021 với 25 triệu tấn (chiếm 55% tổng lượng xuất khẩu), kim ngạch đạt khoảng 920 triệu USD, giá trung bình 36,7 USD/tấn. Một số thị trường chủ lực khác là Philippines (7,5 triệu tấn, trị giá 338 triệu USD), Bangladesh (khoảng 4 triệu tấn, trị giá 130 triệu USD)…
Theo các chuyên gia trong ngành, xuất khẩu của ngành xi măng tăng, nhưng không bền vững, hiệu quả giảm sút, do ngành này đang xuất khẩu clinker nhiều hơn xi măng.
Trong động thái nhằm hạn chế xuất khẩu nhiều clinker, vốn là tài nguyên khoáng sản không tái tạo, Bộ Tài chính quyết định tăng thuế xuất khẩu mặt hàng clinker (nhóm 25.23, mã số 2523.10.10 và 2523.10.90) từ 5% lên 10% từ đầu năm 2023.
Áp lực cạnh tranh tại thị trường nội địa gia tăng
Năm 2021, dù gặp khó khăn do Covid-19, nhưng các doanh nghiệp xi măng đã cố gắng giữ vững sản xuất. Từ quý IV/2021 đến nay, thị trường xây dựng bắt đầu hồi phục sau khi chiến lược phòng chống Covid-19 chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt, tạo điều kiện để cải thiện mức tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa. Ngành xi măng đặt kỳ vọng có thể lấy lại mốc 65 triệu tấn như năm 2019, trước khi đại dịch xuất hiện.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành đang phải đối mặt với áp lực lớn do cạnh tranh gay gắt tại thị trường nội địa, trong khi đó, giá đầu vào lại tăng chóng mặt.
Theo tính toán của Công ty Chứng khoán VCBS, giá thành sản xuất xi măng, clinker năm 2022 tiếp tục duy trì ở mức cao, do giá than nhập khẩu vẫn giữ ở mức 154 USD/tấn, chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường năng lượng thế giới. Giá than trong nước tuy thấp hơn so với giá thế giới, nhưng cũng đã điều chỉnh tăng 9 - 12% từ quý III/2021 và dự báo có thể tiếp tục tăng trong năm 2022, gây thêm áp lực cho giá thành sản xuất xi măng trong nước.
Ông Lê Nam Khánh, Tổng giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) thừa nhận, áp lực chi phí trong sản xuất xi măng đã làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2021, giá than nhập khẩu có thời điểm tăng khoảng 300%; giá thạch cao tăng khoảng 40%...
Trong bối cảnh giá đầu vào tăng cao, giá xăng dầu liên tục lập đỉnh mới và còn tiếp tục đi lên khi giá dầu thế giới tăng, doanh nghiệp đã khó lại càng thêm khó khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gia tăng vì có thêm các nhà máy mới đi vào hoạt động trong năm 2021 - 2022 dẫn đến tình trạng dư thừa công suất, khiến cạnh tranh giá bán tại thị trường nội địa sẽ càng căng thẳng, đặc biệt là tại miền Bắc và miền Trung.
Đại diện một doanh nghiệp xi măng tại miền Trung thừa nhận, năm 2022 thị trường nội địa có triển vọng hơn khi hoạt động sản xuất - kinh doanh dần thích ứng với tình hình mới, nhưng cạnh tranh sẽ rất lớn do cung vượt cầu (tổng cầu sẽ duy trì ở mức 107-110 triệu tấn), các thương hiệu xi măng mới sẽ liên tục “tung” chính sách khuyến mại để tăng lượng hàng bán ra.
-
Kích cầu mua sắm dịp cuối năm trong Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12 -
2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up