
-
Đề xuất mở rộng 30 km cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh theo phương thức PPP
-
Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục: Thị trường rộng mở, nhưng không dễ dàng
-
Bước đà thuận lợi cho nền kinh tế
-
Giao cơ quan chủ quản thực hiện Dự án xây dựng cầu Vân Hà nối 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang
-
Việc phát triển hệ thống đường sắt có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội -
Thủ tướng ban hành công điện đôn đốc quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, tháng 11/2021, xuất nhập khẩu phục hồi mạnh, đạt kỷ lục từ trước tới nay và cùng vượt 30 tỷ USD - mốc chưa từng xác lập trước đó.
Cụ thể, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 11 đạt 62,48 tỷ USD, tăng 13,6% so với tháng trước, tương ứng tăng 7,47 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 31,87 tỷ USD, tăng 10,4% so với tháng trước (tương ứng tăng 3 tỷ USD); nhập khẩu đạt 30,61 tỷ USD, tăng 17,1% (tương ứng tăng 4,47 tỷ USD).
Lũy kế đến hết tháng 11/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 602 tỷ USD, tăng 22,9% với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 112,25 tỷ USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đã vượt ngưỡng 600 tỷ USD. Đây cũng là một kỷ lục mới của thương mại hàng hóa của Việt Nam.
Trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 301,73 tỷ USD, tăng 18,3%, tương ứng tăng 46,76 tỷ USD và nhập khẩu đạt 300,27 tỷ USD, tăng 27,9%, tương ứng tăng 65,49 tỷ USD.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 11, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,26 tỷ USD. Như vậy là tính chung 11 tháng, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước thặng dư 1,46 tỷ USD.
![]() |
Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại trong 11 tháng/2020 và 11 tháng/2021 |
Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng đạt 43,56 tỷ USD, tăng 15,3% so với tháng trước, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 11 tháng/2021 đạt 417,71 tỷ USD, tăng 25,3%, tương ứng tăng 84,32 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này đạt 23,09 tỷ USD, tăng 11,6% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu của khối này trong 11 tháng/2021 lên 220,63 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 11/2021 đạt 20,47 tỷ USD, tăng 19,8% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 11 tháng/2021 đạt 197,08 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy, cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 11/2021 có mức thặng dư trị giá 2,62 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong 11 tháng/2021 lên mức thặng dư trị giá 23,55 tỷ USD.
Xét về thị trường, Tổng cục Hải quan cho biết, trong 11 tháng năm 2021, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 390,06 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2020, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,8%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.
Trong khi đó, trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 125,3 tỷ USD, tăng 24%; châu Âu: 66,14 tỷ USD, tăng 14,2%; châu Đại Dương: 12,82 tỷ USD, tăng 45,7% và châu Phi: 7,69 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Hiện nay, theo Tổng cục Hải quan, điện thoại các loại và linh kiện vẫn là mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất, với 51,94 tỷ USD sau 11 tháng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Trung Quốc đạt 13,58 tỷ USD, tăng 32%; sang thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 8,74 tỷ USD, tăng 5,6%; sang EU (27 nước) đạt 7,09 tỷ USD, giảm 13,3%... so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 45,51 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2020; xuất khẩu hàng dệt may đạt 29,14 tỷ USD, tăng 8% tương ứng tăng 2,16 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, trong tháng 11/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã đạt 3,04 tỷ USD, tăng 15,2%, tương ứng tăng 401 triệu USD so với tháng trước và phục hồi mạnh trở về mức trị giá cao so với trước khi thực hiện giãn cách xã hội.
Đây là tháng thứ 3 tính từ đầu năm tới nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này có trị giá trên 3 tỷ USD (tháng 6, tháng 7 và tháng 11).

-
Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư -
Giao cơ quan chủ quản thực hiện Dự án xây dựng cầu Vân Hà nối 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang -
Việc phát triển hệ thống đường sắt có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội -
Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng -
Thủ tướng ban hành công điện đôn đốc quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công -
Quảng Nam khẳng định đủ năng lực triển khai Cảng hàng không Chu Lai theo hình thức PPP -
Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển