
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
-
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
-
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ
-
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ
![]() |
9 ngày nghỉ Nguyên đán 2022, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đạt 3,05 tỷ USD, tăng 83% so với Tết Tân Sửu 2021. |
Theo Tổng cục Hải quan, trong Tết Âm lịch năm 2022 (9 ngày từ ngày 29/1-6/2/2022), trên phạm vi cả nước có 2.462 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, cao 2,56 lần so với dịp Tết Tân Sửu năm 2021.
Tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước 9 ngày Tết đạt 3,05 tỷ USD, tăng mạnh 83% so với dịp Tết Tân Sửu năm 2021. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 1,47 tỷ USD, cao gấp 2 lần, chiếm 48% tổng trị giá xuất nhập khẩu; nhập khẩu hàng hóa đạt 1,58 tỷ USD, chiếm 52% tổng trị giá xuất nhập khẩu, tăng 68%.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện trị giá 631,3 triệu USD, chiếm 43%. Tiếp theo là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 398,6 triệu USD, chiếm 27,1%, máy móc, thiết bị đạt 87,7 triệu USD, chiếm gần 6%…
Tổng trị giá xuất khẩu của 3 nhóm mặt hàng lớn nhất này này chiếm 76,1% tổng trị giá xuất khẩu. Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt trị giá 799,4 triệu USD, chiếm 1/2 tổng trị giá nhập khẩu.
Hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu sang tất cả 109 nước, vùng lãnh thổ (trong dịp Tết Tân Sửu năm 2021 hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang 80 nước, vùng lãnh thổ).
Trong đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc với trị giá 400 triệu USD, chiếm 27,3% tổng trị giá xuất khẩu; tiếp theo là các thị trường: Hoa Kỳ với 347,6 triệu USD, chiếm 23,7%, Hàn Quốc với 86 triệu USD, chiếm 5,9%, Nhật Bản với 41,8 triệu USD, chiếm 2,8% ..
Về thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ tất cả 81 nước, vùng lãnh thổ. Hàng hóa nhập khẩu nhiều nhất từ Hàn Quốc với trị giá 547,8 triệu USD, chiếm 34,7% tổng trị giá nhập khẩu; tiếp theo hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc với 349 triệu USD, cchiếm 22,1%, Hoa Kỳ với 104,7 triệu USD, chiếm 6,6%...
Như vậy, tính từ đầu năm đến hết ngày 6/2/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 61,85 tỷ USD, giảm 10,5% so với cùng thời gian năm 2021. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt gần 31,26 tỷ USD, giảm 12,7% so với cùng thời gian năm 2021 và nhập khẩu hàng hóa đạt 30,59 tỷ USD, giảm 8,2%.
Thặng dư thương mại tính từ đầu năm đến 6/2/2022 đạt 680 triệu USD.
Năm 2021, trước khó khăn của đại dịch Covid-19, Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn trên bản đồ thế giới khi đạt kim ngạch xuất khẩu 336 tỷ USD, tăng 19% so với 2020, xuất siêu 4 tỷ USD
-
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025 -
Giảm tối đa tình trạng vốn ảo, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp -
Vietnam Airlines hợp tác liên danh với Saudia, tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Trung Đông -
Cục Thuế cam kết đồng hành hộ kinh doanh trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử -
Đưa thương mại Việt Nam - Australia sớm đạt 20 tỷ USD
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh