-
Năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 63,8 triệu tấn than -
Mua sắm xuyên Tết tại AEON: tăng giờ hoạt động, hàng hóa đủ đầy -
Bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân năm 2025 -
Sản xuất, xuất khẩu hối hả ngay từ đầu năm -
TP.HCM: Nguồn hàng dồi dào, sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng suốt mùa Tết -
Xuất khẩu gần 13 tỷ USD hàng Việt sang Hà Lan
Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2024 đạt 205,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên một đối tác thương mại của Việt Nam vượt ngưỡng 200 tỷ USD, với Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí bạn hàng lớn nhất.
Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới với 1,4 tỷ người, sức mua cao và nhu cầu đa dạng. Đặc biệt, thị trường này rất ưa chuộng các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, dệt may, da giày, điện tử, và thủy sản... Bên cạnh đó, vị trí địa lý gần cũng là lợi thế giúp hàng hóa Việt Nam cạnh tranh hơn về chi phí vận chuyển so với nhiều đối thủ.
Tuy nhiên, năm 2024, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt 61,2 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2023, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc tăng vọt lên 144 tỷ USD. Điều này dẫn đến thâm hụt thương mại cao kỷ lục, với mức nhập siêu lên đến 82,8 tỷ USD, tăng 33,5 tỷ USD so với năm trước.
Ảnh minh họa. |
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhận định, nguyên nhân chủ yếu là Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng giá trị thấp như nông sản, trong khi nhập khẩu máy móc, nguyên liệu sản xuất có giá trị cao từ Trung Quốc. Thêm vào đó, sự chuyển dịch từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch do yêu cầu kiểm soát chặt chẽ của phía Trung Quốc cũng ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu.
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tăng cường các yêu cầu về chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn an toàn, doanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi tư duy kinh doanh và đầu tư mạnh vào cải thiện chất lượng hàng hóa.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhấn mạnh rằng, việc nâng cấp mã số vùng trồng, mã đóng gói, và tuân thủ các tiêu chuẩn xuất khẩu của Trung Quốc là điều kiện bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn tăng thị phần tại thị trường này. Đồng thời, cần đẩy mạnh hợp tác trực tiếp với hệ thống phân phối, chợ đầu mối và siêu thị lớn tại Trung Quốc để đưa hàng hóa Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng cuối cùng, giảm phụ thuộc vào các khâu trung gian.
Bên cạnh đó, chi phí logistics cũng là bài toán cần lời giải. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa đến các tỉnh biên giới hoặc các thành phố lớn của Trung Quốc. Để khắc phục, không chỉ Bộ Công thương mà các bộ, ngành và địa phương cần phối hợp đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông, xây dựng kho bãi tại biên giới, đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được bảo quản tốt nhất trước khi đưa sang thị trường Trung Quốc.
Một trong những nút thắt lớn là tốc độ triển khai xây dựng kho hàng tại khu vực biên giới còn chậm. Trong khi đó, các kho hàng này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Ông Phú kiến nghị, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các kho hàng chiến lược và kết hợp với thương mại điện tử xuyên biên giới để mở rộng cơ hội thâm nhập thị trường.
Đề cập về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) Vũ Bá Phú thông tin, lượng hàng hoá Việt Nam sang Trung Quốc khá lớn, song hàng hoá có thương hiệu riêng tại Thiên Tân, Bắc Kinh, Thượng Hải… còn hạn chế. Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường lớn và mỗi một tỉnh, một thành phố của Trung Quốc đều là một thị trường tiềm năng.
“Trong năm 2025, Bộ Công thương sẽ đẩy mạnh tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại chuyên sâu, tập trung vào từng địa phương để xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam tại Trung Quốc. Điều này không chỉ giúp tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tận dụng sức mạnh của thương mại điện tử xuyên biên giới. Các nền tảng như Alibaba, JD.com hay Tmall là cầu nối hiệu quả để hàng hóa Việt Nam tiếp cận nhanh hơn và rộng hơn đến người tiêu dùng Trung Quốc.”, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho hay.
-
Xuất, nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc còn nhiều dư địa -
Sản xuất, xuất khẩu hối hả ngay từ đầu năm -
TP.HCM: Nguồn hàng dồi dào, sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng suốt mùa Tết -
Xuất khẩu gần 13 tỷ USD hàng Việt sang Hà Lan -
Tái cơ cấu vùng trồng bưởi tại Hà Nội -
Việt Nam nằm trong top 15 quốc gia cung cấp rau quả lớn vào Mỹ -
Lo ngại ách tắc giao thông, doanh nghiệp cung ứng hàng Tết tìm kiếm giải pháp
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024