
-
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định
-
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt
-
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM
-
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít
-
Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh -
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ
![]() |
Xuất nhập khẩu với khu vực thị trường châu Á - châu Phi năm 2024 tăng thêm 62 tỷ USD so với năm 2023. |
Khu vực thị trường châu Á, châu Phi tiếp tục giữ vị trí chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2024.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với khu vực thị trường này trong năm qua ước đạt 519,7 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng 66,3% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới, theo thống kê của Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công thương.
Như vậy, mức thực hiện của năm nay đã hồi phục mạnh mẽ trên 62 tỷ USD so với sự suy giảm của năm 2023. Thương mại 2 chiều với khu vực châu Á - châu Phi năm ngoái chỉ đạt 458 tỷ USD, giảm 6,7% so với năm 2022.
Ở chiều xuất khẩu, năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu lượng hàng hóa ước đạt 197,4 tỷ USD, tăng 8,4%; nhập nhẩu ước đạt 322,3 tỷ USD, tăng 17,2%; nhập siêu 124,9 tỷ USD, tăng 34,6% so với năm 2023.
Nền kinh tế thế giới năm 2024 cũng như trong nước đã lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước đại dịch Covid-19, tuy nhiên không đồng đều giữa các nhóm nền kinh tế.
Về nhóm hàng xuất khẩu, cấu trúc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đang được cải thiện tích cực, với việc giảm hàm lượng xuất khẩu nguyên liệu thô và tăng cường xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp.
Nhóm nông, thủy sản tăng trưởng ấn tượng 30,4%, ấn tượng hơn cả là nhóm hàng rau quả Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế tại các thị trường khó tính như: Trung Quốc và Hàn Quốc, Nhật Bản.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh ở hầu hết các mặt hàng đầu vào phục vụ sản xuất và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước tiếp đà hồi phục.
Việt Nam tiếp tục nhập siêu 124,9 tỷ USD từ khu vực châu Á, châu Phi trong năm 2024, tập trung vào nhóm mặt hàng tư liệu sản xuất như máy móc, xăng dầu, nguyên phụ liệu (hạt điều thô)... nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Trong đó, xuất nhập khẩu với khu vực châu Á ước cả năm 2024 đạt gần 497,3 USD, cụ thể xuất khẩu đạt 187,1 tỷ USD, nhập khẩu đạt 310,3 tỷ USD.
Với khu vực châu Phi, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 6,9 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm 2023, trong đó xuất khẩu đạt 3,1 tỷ USD, nhập khẩu đạt 3,8 tỷ USD.
Với khu vực châu Đại Dương, ước cả năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 15,4 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu đạt 7,2 tỷ USD, nhập khẩu đạt 8,2 tỷ USD.
Bộ Công thương chỉ rõ, năm qua, cơ cấu thị trường nhập khẩu chậm chuyển dịch theo hướng tăng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn; tuy nhiên, nhập siêu của cả nước chủ yếu từ thị trường châu Á, chưa hướng mạnh vào phần cốt lõi của công nghiệp hóa; nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất và xuất khẩu còn phụ thuộc vào một số thị trường.
-
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít -
SASCO vận hành sớm phòng chờ thương gia tại Nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất -
Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh -
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ -
LOF đưa sữa KUN thâm nhập thị trường Indonesia -
Bài toán công nghệ trong truy xuất nguồn gốc trước vấn nạn hàng giả -
Việt Nam-Trung Quốc ký kết thêm 4 nghị định thư nông nghiệp
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu