-
Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam -
Thái Bình phát động thi đua yêu nước năm 2025, quyết tâm tăng trưởng mạnh mẽ -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình trao 3.000 suất quà Tết ở Quảng Ngãi -
Thủ tướng yêu cầu khởi động, khởi công nhiều dự án giao thông kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng -
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón, hội đàm với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Liên bang Nga
TIN LIÊN QUAN | |
Xuất siêu kỷ lục: Công lớn thuộc về doanh nghiệp FDI | |
Xuất khẩu hàng dệt may sang Hàn Quốc: Nhắm mốc 3 tỷ USD | |
Mặt trái của tấm huân chương xuất siêu, lạm phát thấp |
Nói vậy là bởi, ngay các nhà hoạch định chính sách cũng đều hiểu rằng, ở một nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên, phụ liệu như Việt Nam, thì chuyện nhập siêu là khó tránh. Cũng bởi thế, dù năm 2014 xuất siêu lớn nhất từ trước tới nay, song trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, Quốc hội vẫn quyết nghị “nhập siêu khoảng 5% tổng kim ngạch xuất khẩu”.
Năm 2014, Việt Nam xuất siêu kỷ lục hơn 2,1 tỷ USD, song vẫn còn nhiều việc phải làm để thành quả đó bền vững |
Và thực tế là, số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, nửa đầu tháng 1/2015, Việt Nam đã nhập siêu trên 520 triệu USD, một con số không nhỏ và cũng không gây bất ngờ, vì theo thông lệ, Việt Nam thường nhập siêu lớn trong các tháng có dịp lễ, Tết.
Nhìn lại lịch sử nhiều năm qua, chỉ trừ năm 1992 và 3 năm gần đây, Việt Nam có xuất siêu, cán cân thương mại của Việt Nam luôn “âm” trong các năm còn lại.
Đặc biệt, năm 2008, Việt Nam nhập siêu tới trên 18 tỷ USD, bằng gần 29% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi “giới hạn đỏ nhập siêu” thường được nhắc đến là dưới 20% kim ngạch xuất khẩu. Đã có giai đoạn, Việt Nam luôn đặt mục tiêu nhập siêu dưới giới hạn đó.
Xuất siêu là thành tích bất ngờ được lặp lại vào năm 2012 và kéo dài cho đến năm 2014. Tuy nhiên, khi lần đầu tiên xuất siêu quay trở lại, thì điều dễ thấy là phần lớn do nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất chậm lại đáng kể. Xuất siêu ở thời điểm đó không được coi là thành tích, mà là điều bất thường. Các chuyên gia kinh tế đã lo lắng về hiện tượng đình trệ sản xuất.
Sau năm 2013 xuất siêu không đáng kể, thì năm 2014, Việt Nam đã xuất siêu kỷ lục. Và một điều đã được khẳng định, đó là thành tích. Xuất siêu lớn góp phần quan trọng ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia. Xuất siêu lớn xuất phát từ việc các doanh nghiệp, đặc biệt là khối có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng cường xuất khẩu. Trong đó, đáng chú ý là Samsung, với kim ngạch xuất khẩu trên 26 tỷ USD, cũng như sự đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng như máy tính, đồ điện tử, dệt may, da giày… Chỉ riêng nhóm hàng điện tử, máy tính, máy ảnh, điện thoại đã có tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới gần 40 tỷ USD.
Dù vẫn ít nhiều có sự tác động bởi chuyện nhập khẩu nguyên, vật liệu chưa thể tăng mạnh như giai đoạn sản xuất phát triển, song nhìn vào sự hồi phục của nền kinh tế có thể thấy rằng, xuất siêu không phải vì đình trệ sản xuất, mà thực sự xuất phát từ sản xuất và xuất khẩu tăng trưởng mạnh.
Mặc dù vậy, thành tích này có bền vững hay không lại là một chuyện khác. Không đánh giá quá cao vai trò của một đơn vị nào, song chuyện cả tăng trưởng xuất khẩu lẫn xuất siêu của Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào Samsung là điều có thể nhìn thấy. Với những khó khăn về thị trường, năm 2014, doanh nghiệp này đã xuất khẩu thấp hơn con số dự kiến. Câu chuyện này liệu có lặp lại trong năm 2015?
Chưa kể, trong xu hướng nền kinh tế đang hồi phục và để đón đầu các cơ hội đầu tư do việc Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do mang lại, năm 2015, nhập khẩu nguyên vật liệu và cả máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và đầu tư có thể gia tăng mạnh, ảnh hưởng tới cán cân thương mại của Việt Nam.
Trong khi đó, yếu tố cơ bản nhất để đảm bảo xuất siêu bền vững là tự chủ được nguyên, vật liệu sản xuất lại chưa được cải thiện đáng kể. Với một nền công nghiệp hỗ trợ chưa được đầu tư bài bản, khó kỳ vọng Việt Nam chuyển ngay từ gia công, lắp ráp sang sản xuất, xuất khẩu và thu về giá trị gia tăng cao.
Đây là vấn đề liên quan đến cơ cấu kinh tế. Bởi vậy, dù hôm nay là xuất siêu kỷ lục thì nỗi lo về nhập siêu vẫn hiện hữu. Và điều quan trọng là phải thực thi các giải pháp mà nhiều năm nay, Việt Nam đã đề ra để hạn chế nhập siêu và để xuất siêu là bền vững, chứ không phải chỉ là thành tích bất ngờ.
Nguyên Đức
-
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình trao 3.000 suất quà Tết ở Quảng Ngãi -
Thủ tướng yêu cầu khởi động, khởi công nhiều dự án giao thông kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng -
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón, hội đàm với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Liên bang Nga -
Thủ tướng dự Diễn đàn Kinh tế thế giới và công du 3 nước châu Âu -
Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Thái Bình -
Đề nghị chấn chỉnh, khắc phục tình trạng chậm quyết định giá đất tại các địa phương
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam