Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Xúc tiến du lịch cần thông minh hơn
- 01/04/2018 12:02
 
Khi nguồn kinh phí không đủ cho xúc tiến du lịch theo chiều rộng thì chúng ta cần lựa chọn những giải pháp thông minh để làm. Chỉ cần chọn 1-2 thị trường làm xúc tiến có bài bản, đến nơi đến chốn thì ngành du lịch đã hưởng lợi rất lớn thay vì tranh giành khách với nhau.

.
Sản phẩm độc đáo thôi không đủ thành công nếu không có cách làm du lịch độc đáo hơn, thông minh hơn.

Đây là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam tại hội thảo “Xu hướng phát triển và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam” tổ chức sáng nay, 31/3 tại Hà Nội.

Đại diện một doanh nghiệp du lịch mở đầu hội thảo bằng câu chuyện rất thẳng thắn.

“Khi tôi làm quản lý của The Nam Hai (Hội An), tôi nhận được rất nhiều phàn nàn về việc khách du lịch khá hài lòng trong các khu resort đẳng cấp của Việt Nam nhưng họ nhận được dịch vụ quá tệ ở bên ngoài các khu resort. Một nhà quản lý du lịch Singapore đã nói thẳng với tôi rằng cô ấy sẽ không quay trở lại Việt Nam với lý do bị chặt chém khi đi taxi từ Bờ Hồ đến Nhà hát Lớn. Cô ấy đã phải trả 700.000 đồng thay vì 50.000 đồng. Số tiền đó có thể không lớn với người nước ngoài nhưng chính cảm giác bị chặt chém hoặc bị lừa đảo đang khiến họ không hứng thú với Việt Nam. Đó chỉ là một phần nguyên nhân giải thích vì sao 70% khách du lịch không quay trở lại Việt Nam”, vị đại diện này nói.

Trước thực tế này, ông Đinh Ngọc Đức, Vụ trưởng Vụ Thị trường, Tổng cục Du lịch thừa nhận, tỷ lệ khách quay lại quá thấp khiến chi phí marketing bỏ ra trên một đầu khách hiện ở mức quá đắt.

Trong khi đó, ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Lê khẳng đinh: “Chi phí giữ 1 người khách cũ chỉ bằng 1/5 so  với thu hút một khách mới. Do đó, marketing phải tính tới câu chuyện làm sao để khách quay lại là hiệu quả nhất. Việt Nam chưa quan tâm nhiều lắm tới khách sau khi đi du lịch nhưng ở nước ngoài nhiều năm sau đó họ vẫn chăm sóc, đưa thông tin thêm, cập nhật thông tin lại cho khách. Điều này đòi hỏi giải pháp marketing đồng bộ tránh quảng bá không tập trung giá trị cốt lõi mà quảng bá chung chung quá rộng như hiện nay”.

Liên quan tới nhận diện thương hiệu du lịch, ông Vinh đặt câu hỏi trong khi doanh nghiệp đang làm rất tốt việc này thì tại sao ngành du lịch không thể làm.

“Vietnam Airlines (VNA) thuê hẳn 1 công ty nghiên cứu thị trường nước ngoài để đo chỉ số nhận biết thương hiệu VNA tại mỗi thị trường mà VNA đang khai thác để từ đó thay đổi cách nhận thức quảng bá thương hiệu, gia tăng chỉ số nhận biết của khách hàng về VNA. Làm quảng cáo không đơn vị nào giỏi bằng agency. Lasvegas 34 năm thuê một agency. Singapore cũng thuê, trong khi Việt Nam chỉ có thể thuê chuyên gia, nhưng bao nhiêu % ý kiến đó được tâp hợp lại để đưa vào xem xét, nghiên cứu. Cần có ageny thấu hiểu thị trường, đó là phương cách tiếp cận thị trường hiệu quả”, ông Vinh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, câu chuyện xúc tiến của Việt Nam vẫn nằm ở kinh phí.

Ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch thừa nhận một thực tế, cứ tháng 6 năm trước làm kế hoạch cho năm sau, tháng 9 tổng hợp các bộ ngành để trình nhưng mãi tới tháng 1 năm sau mới có tiền về, khi đó mới triển khai. Kinh phí chi khi đó thường chỉ bằng 1/3 kinh phí đáng ra phải có nên kế hoạch đều bị cắt đi.

“Chúng ta đang không chủ động trong vấn đề kinh phí, tình trạng giật gấu vá vai khiến khó làm việc. Cơ chế huy động nguồn lực là việc phải tính tới”, ông Siêu nói.

Trước thực tế này, ông Thọ cho rằng, kinh phí có thể thiếu nhưng hiện có khá nhiều giải pháp thông minh mà ngành du lịch nên tính tới.

“Làm xúc tiến sáng tạo là rất quan trọng, roadshow không cần làm nhiều. Khi công nghệ 4.0, IT giúp ích rất nhiều cho kinh doanh thì dường như chúng ta chưa làm gì từ website của Tổng cục Du lịch. Các doanh nghiệp vẫn ở tình trạng làm cho có là chủ yếu, thiếu thông tin cho du khách, không có thống kê về số lượng người truy cập … hay dùng mạng xã hội đưa hình ảnh đất nước con người Việt Nam lan tỏa ra thế giới. TripAdvisor có 60 triệu lượt truy cập, Alibaba có 250 triệu USD vì có 6 triệu lượt truy cập mà chúng ta vẫn đang bỏ lỏng hoàn toàn. Đây là một kênh cơ bản để chúng ta thu hút khách trong thời đại hiện nay”, ông Thọ nói.

Đây là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam tại hội thảo “Xu hướng phát triển và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam” tổ chức sáng nay, 31/3 tại Hà Nội.

Đại diện một doanh nghiệp du lịch mở đầu hội thảo bằng câu chuyện rất thẳng thắn.

“Khi tôi làm quản lý của The Nam Hai (Hội An), tôi nhận được rất nhiều phàn nàn về việc khách du lịch khá hài lòng trong các khu resort đẳng cấp của Việt Nam nhưng họ nhận được dịch vụ quá tệ ở bên ngoài các khu resort. Một nhà quản lý du lịch Singapore đã nói thẳng với tôi rằng cô ấy sẽ không quay trở lại Việt Nam với lý do bị chặt chém khi đi taxi từ Bờ Hồ đến Nhà hát Lớn. Cô ấy đã phải trả 700.000 đồng thay vì 50.000 đồng. Số tiền đó có thể không lớn với người nước ngoài nhưng chính cảm giác bị chặt chém hoặc bị lừa đảo đang khiến họ không hứng thú với Việt Nam. Đó chỉ là một phần nguyên nhân giải thích vì sao 70% khách du lịch không quay trở lại Việt Nam”, vị đại diện này nói.

Trước thực tế này, ông Đinh Ngọc Đức, Vụ trưởng Vụ Thị trường, Tổng cục Du lịch thừa nhận, tỷ lệ khách quay lại quá thấp khiến chi phí marketing bỏ ra trên một đầu khách hiện ở mức quá đắt.

Trong khi đó, ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Lê khẳng đinh: “Chi phí giữ 1 người khách cũ chỉ bằng 1/5 so  với thu hút một khách mới. Do đó, marketing phải tính tới câu chuyện làm sao để khách quay lại là hiệu quả nhất. Việt Nam chưa quan tâm nhiều lắm tới khách sau khi đi du lịch nhưng ở nước ngoài nhiều năm sau đó họ vẫn chăm sóc, đưa thông tin thêm, cập nhật thông tin lại cho khách. Điều này đòi hỏi giải pháp marketing đồng bộ tránh quảng bá không tập trung giá trị cốt lõi mà quảng bá chung chung quá rộng như hiện nay”.

Liên quan tới nhận diện thương hiệu du lịch, ông Vinh đặt câu hỏi trong khi doanh nghiệp đang làm rất tốt việc này thì tại sao ngành du lịch không thể làm.

“Vietnam Airlines (VNA) thuê hẳn 1 công ty nghiên cứu thị trường nước ngoài để đo chỉ số nhận biết thương hiệu VNA tại mỗi thị trường mà VNA đang khai thác để từ đó thay đổi cách nhận thức quảng bá thương hiệu, gia tăng chỉ số nhận biết của khách hàng về VNA. Làm quảng cáo không đơn vị nào giỏi bằng agency. Lasvegas 34 năm thuê một agency. Singapore cũng thuê, trong khi Việt Nam chỉ có thể thuê chuyên gia, nhưng bao nhiêu % ý kiến đó được tâp hợp lại để đưa vào xem xét, nghiên cứu. Cần có ageny thấu hiểu thị trường, đó là phương cách tiếp cận thị trường hiệu quả”, ông Vinh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, câu chuyện xúc tiến của Việt Nam vẫn nằm ở kinh phí.

Ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch thừa nhận một thực tế, cứ tháng 6 năm trước làm kế hoạch cho năm sau, tháng 9 tổng hợp các bộ ngành để trình nhưng mãi tới tháng 1 năm sau mới có tiền về, khi đó mới triển khai. Kinh phí chi khi đó thường chỉ bằng 1/3 kinh phí đáng ra phải có nên kế hoạch đều bị cắt đi.

“Chúng ta đang không chủ động trong vấn đề kinh phí, tình trạng giật gấu vá vai khiến khó làm việc. Cơ chế huy động nguồn lực là việc phải tính tới”, ông Siêu nói.

Trước thực tế này, ông Thọ cho rằng, kinh phí có thể thiếu nhưng hiện có khá nhiều giải pháp thông minh mà ngành du lịch nên tính tới.

“Làm xúc tiến sáng tạo là rất quan trọng, roadshow không cần làm nhiều. Khi công nghệ 4.0, IT giúp ích rất nhiều cho kinh doanh thì dường như chúng ta chưa làm gì từ website của Tổng cục Du lịch. Các doanh nghiệp vẫn ở tình trạng làm cho có là chủ yếu, thiếu thông tin cho du khách, không có thống kê về số lượng người truy cập … hay dùng mạng xã hội đưa hình ảnh đất nước con người Việt Nam lan tỏa ra thế giới. TripAdvisor có 60 triệu lượt truy cập, Alibaba có 250 triệu USD vì có 6 triệu lượt truy cập mà chúng ta vẫn đang bỏ lỏng hoàn toàn. Đây là một kênh cơ bản để chúng ta thu hút khách trong thời đại hiện nay”, ông Thọ nói.

Hợp tác thúc đẩy xúc tiến du lịch Hà Nội
Với các nội dung vừa ký kết trong bản thỏa thuận hợp tác, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư