-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi -
Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025 -
Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp -
Đề xuất điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An
Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Liên doanh TNHH Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) để xây dựng một nhà máy mới tại Việt Nam |
Ý nghĩa trước tiên là con số 1 tỷ USD mà LEGO cam kết đầu tư vào dự án. Tại thời điểm nhiều nhà đầu tư còn e dè khi đưa ra quyết định do lo ngại các động của dịch bệnh Covid-19, thì việc một tập đoàn châu Âu quyết định đầu tư dự án quy mô lớn vào Việt Nam đã một lần nữa khẳng định tiềm năng và lợi thế hiếm có của điểm đến Việt Nam.
Dự án tỷ USD vào Việt Nam, trên thực tế, không phải là ít. Từ đầu năm tới nay đã có 3 dự án đầu tư được cấp chứng nhận đăng ký mới hoặc điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn trên 6,5 tỷ USD. Song đây là lần đầu tiên, một tập đoàn của Đan Mạch quyết định rót vốn vào một dự án lớn như vậy tại Việt Nam. Thậm chí, nếu tính cả phần đầu tư của các đối tác từ châu Âu nói chung, thì dự án của LEGO cũng thuộc diện rất lớn. Bởi thế, đó cũng là tín hiệu tích cực cho xu hướng tăng tốc của vốn đầu tư từ châu Âu vào Việt Nam.
Không chỉ đơn thuần là vốn đầu tư từ châu Âu, dự án của LEGO còn có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra bước ngoặt quan trọng về xu hướng đầu tư thế hệ mới, thời của kinh tế xanh, tăng trưởng xanh.
Trong cam kết của mình - như chia sẻ của ông Carsten Rasmussen, Giám đốc vận hành của LEGO - đây sẽ là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của Tập đoàn.
Trước mắt, những tấm pin năng lượng mặt trời sẽ được đặt trên mái nhà máy và tiếp theo, một nhà máy năng lượng mặt trời sẽ được xây dựng kế bên, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng hàng năm của dự án. Các loại xe điện sẽ được vận hành trong khuôn viên nhà máy. 50.000 cây xanh cũng sẽ được LEGO và VSIP trồng ở Việt Nam để bù đắp cho những thảm thực vật bị chặt bỏ trong quá trình xây dựng nhà máy. Bên cạnh việc tạo 4.000 việc làm khi nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2024, cùng với đó, tất nhiên sẽ là giá trị sản xuất công nghiệp, xuất khẩu…. Đây chính là dòng đầu tư thế hệ mới mà Việt Nam đang hướng tới.
Không chỉ LEGO, các nhà đầu tư, bao gồm cả trong và ngoài nước đã đến lúc phải coi trọng tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững trong hoạt động đầu tư của mình. Dù thời gian qua, đã có những nhà đầu tư nước ngoài cam kết và đầu tư cho phát triển bền vững ở Việt Nam, song tỷ lệ này chưa lớn, vì vậy, cần phải xem đó là xu thế không thể đảo ngược, là trách nhiệm mà nhà đầu tư cần nghiêm túc thực thi.
Ở một góc độ khác, ý nghĩa quan trọng của cam kết đầu tư 1 tỷ USD của LEGO còn là ở vai trò kết nối của lãnh đạo Chính phủ trong các hoạt động “xúc tiến đầu tư” ở cấp cao.
Dự án này được bắt đầu từ cuộc gặp ngày 17/9/2021, khi Đại sứ Đan Mạch thông báo với Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh rằng, LEGO đang tìm kiếm một địa điểm đầu tư nhà máy mới tại Đông Nam Á và mong muốn Chính phủ Việt Nam hỗ trợ. Và Phó thủ tướng Phạm Bình Minh ngay lập tức đã khẳng định sẽ trực tiếp điện đàm với lãnh đạo LEGO để kết nối dự án này. Chỉ nửa tháng sau, giữa Phó thủ tướng và Giám đốc vận hành của LEGO - Carsten Rasmusssen đã có cuộc trao đổi cụ thể.
Đặc biệt, để thúc đẩy dự án, nhân sự kiện Hội nghị COP26 tại Vương quốc Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã gặp trực tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn LEGO. Tại cuộc gặp đó, Thủ tướng đề nghị LEGO phối hợp với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam lựa chọn địa điểm đầu tư sao cho phù hợp trên tinh thần hài hòa lợi ích của các bên và có hiệu quả cao. Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn sớm được chứng kiến các sản phẩm của LEGO ra đời tại Việt Nam. Rất nhanh sau các cuộc gặp, sau những nỗ lực nói trên, dự án này đã bắt đầu được hiện thực hóa.
Gần đây, các chuyến công du nước ngoài của các nhà lãnh đạo đất nước luôn gắn liền với những hoạt động xúc tiến đầu tư. Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng gay gắt, thì đó thực sự là những hoạt động có ý nghĩa, rất có hiệu quả. Hẳn nhiên, khi mọi nỗ lực được thực hiện ngay từ cấp cao nhất, thì Việt Nam càng có thêm cơ hội thành công trong thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài.
-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi -
Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai
-
Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025 -
Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp -
Đề xuất điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào -
Năm 2024, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tăng 57,7% -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả