
-
Tập đoàn VRG đề xuất tham gia đầu tư dự án năng lượng tại Gia Lai
-
Suntory PepsiCo giữ vững vị thế dẫn đầu ngành nước giải khát
-
Hải quan mở đường dây nóng nhận tin báo về tội phạm, buôn lậu, phiền hà sách nhiễu
-
Vinacomin và NFC - Trung Quốc tọa đàm về kỹ thuật sản xuất Alumin và điện phân nhôm
-
Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 kinh tế tư nhân đóng góp 55 - 60% GRDP -
Doanh nghiệp lương thực thực phẩm "tiến thoái lưỡng nan" khi in bao bì sản phẩm
Thêm vào đó là kế hoạch chi 220 tỷ đồng mua cổ phiếu quỹ. Đây cũng là lý do khiến Yeah1 chọn phương án không chi trả cổ tức bằng tiền trong năm 2018.
“Mua lại cổ phiếu quỹ là việc chúng tôi không muốn chút nào. Việc mua cổ phiếu quỹ trong khi Công ty đang phát triển nhanh sẽ làm suy giảm nguồn lực vốn có”, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch HĐQT Yeah1 nói.
M&A giữa kênh phân phối nội dung và đơn vị làm nội dung được dự đoán sẽ trở thành xu hướng chung của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh nội dung kỹ thuật số trên thế giới, trong đó có Yeah1 nhằm hướng đến khả năng tự sản xuất nội dung, phát triển tài năng và quảng cáo.
“Sở hữu nội dung của riêng mình và tận dụng mạng lưới đa nền tảng để đưa tới người dùng, đây là mô hình bền vững hơn là một mạng lưới đa kênh (MCN) đơn thuần với nguồn thu phụ thuộc lớn vào các chính sách của YouTube”, Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt đánh giá sau sự cố, chấm dứt Thỏa thuận lưu trữ nội dung (CHSA - Content Hosting Agreement) giữa YouTube và Yeah1.
Năm 2018, khoảng 1.350 kênh của đối tác tạo ra 54% doanh thu và 27% lợi nhuận sau thuế cho mảng YouTube của Yeah1. Trong khi đó, khoảng 75 kênh thuộc sở hữu của Công ty (trong đó có 11 kênh nội địa), dù chỉ góp 8% doanh thu nhưng mang về 15% lợi nhuận sau thuế của mảng.
Rồng Việt lý giải, chênh lệch về hiệu quả trên đến từ việc YEG chỉ được chia sẻ một phần (từ 5-30%) trong tổng doanh thu quảng cáo nhận từ YouTube, phần còn lại thuộc về YouTube và các chủ sở hữu kênh. Trong khi đó, YEG hưởng 55% doanh thu quảng cáo trên các kênh của mình.
![]() |
Mảng kinh doanh truyền thống (kênh truyền hình cáp, kinh doanh phim chiếu rạp, mua bán quảng cáo,…) từng đóng góp 90% trong cơ cấu tổng doanh thu Yeah1 hồi 2015 tuy nhiên giảm dần, còn 44% trong năm 2018. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế mảng này trồi sụt qua từng năm như năm 2015 chiếm đến 51% nhưng một năm sau đó lại trở thành “gánh nặng” khi âm-48% và không đóng góp đồng lợi nhuận nào cho Công ty vào năm 2017.
Đây cũng là mảng được đánh giá không còn nhiều dư địa tăng trưởng, bởi tồn tại trong thị trường cạnh tranh cao, biên lợi nhuận mỏng dần trong xu hướng người dùng ưa chuộng kênh kỹ thuật số.
Tự chủ thông qua nội dung tự sản xuất có thể hạn chế rủi ro cho Yeah1, đặc biệt sau sự cố hoạt động ở đơn vị trực thuộc đã khiến YouTube chấm dứt Thỏa thuận lưu trữ nội dung với các công ty con/đơn vị trực thuộc Yeah1 từ ngày 31/03/2019. Ngay sau đó, Yeah1 buộc phải sản xuất, sáng tạo nội dung để phân phối trên YouTube thông qua các kênh mà mình sở hữu tập trung vào các nội dung trẻ em, thực phẩm, phim truyện,…
Yeah1 cho rằng, 2018 là năm thành công của Công ty trong mảng sản xuất phim, khi công ty con là Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Phim Đại sứ trẻ (CMG) tham gia tham gia đầu tư, sản xuất và quảng bá cho 12/35 phim được phát hành tại Việt Nam. Dù vậy, CMG chỉ góp 9 tỷ đồng trong tổng doanh thu hơn 1.600 tỷ đồng của Tập đoàn và ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 1,4 tỷ đồng.
Yeah1 hiện có 19 công ty con tập trung vào 4 mảng: Truyền hình truyền thống, truyền thông kỹ thuật số, sản xuất &dịch vụ phim và thương mại truyền thông.
- Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 – năm 2019 do Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị GEM (TP.HCM) vào thứ Ba, ngày 6/8/2019.
- Với chủ đề “Thay đổi để bứt phá/Going for breakthrough”, Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 sẽ bàn thảo các cơ hội M&A trong kỷ nguyên mới, những thay đổi cần có để thị trường M&A Việt Nam thực sự bứt phá, đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.
- Diễn đàn có các hoạt động chính: Hội thảo chính với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế; Vinh danh Thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu 2018 – 2019; Tiệc tối kết nối đầu tư; Phát hành Đặc san Toàn cảnh thị trường M&A 2019 (tiếng Việt – Anh); Khoá đào tạo quốc tế Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá.

-
Nam Việt, FPT Telecom, Nhựa Tiền Phong báo lãi kỷ lục; Bút Sơn cũng lãi sau 10 quý lỗ
-
Suntory PepsiCo giữ vững vị thế dẫn đầu ngành nước giải khát
-
Hải quan mở đường dây nóng nhận tin báo về tội phạm, buôn lậu, phiền hà sách nhiễu
-
Vinacomin và NFC - Trung Quốc tọa đàm về kỹ thuật sản xuất Alumin và điện phân nhôm
-
Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 kinh tế tư nhân đóng góp 55 - 60% GRDP -
Doanh nghiệp lương thực thực phẩm "tiến thoái lưỡng nan" khi in bao bì sản phẩm -
Quảng Ninh: Khởi động nhiều dự án hạ tầng của doanh nghiệp tư nhân -
Doanh nghiệp nhà nước năng động và chủ động -
PV GAS có 101 sáng kiến với hiệu quả kinh tế mang lại là 318 tỷ đồng -
Vietnam Airlines tăng cường thêm 2 tàu bay Airbus A320 để phục vụ hè 2025 -
Doanh nghiệp nhỏ còn dè dặt trước Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín
-
Symlife - Giải pháp đầu tư kép an cư và sinh lời
-
“Ký ức những huyền thoại” - Giai điệu tri ân từ trái tim Tổ quốc