
-
Thống nhất với đề nghị nghiên cứu, lập dự án đầu tư cầu thay phà Tân Phú trên Quốc lộ 57B
-
Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh
-
Thủ tướng đề nghị đảm bảo tiến độ tháng 6/2025 thông tuyến Vành đai 3 TP.HCM
-
Thủ tướng Chính phủ đốc thúc tiến độ xây dựng Sân bay Long Thành
-
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc chọn thầu xây nhà ga hành khách Sân bay Long Thành
![]() |
Thi công xây dựng cầu Bình Khánh thuộc Gói thầu J1, Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành. |
Bộ GTVT vừa có công văn số 694/GTVT – CQLXD gửi Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC về việc triển khai thực hiện Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Tại văn bản này, Bộ GTVT yêu cầu VEC tổ chức làm việc cụ thể và chi tiết với nhà thầu thi công Gói thầu J1 thống nhất thời điểm triển khai tái huy động, thi công trên công trường; yêu cầu nhà thầu có cam kết và xây dựng kế hoạch, lịch trình triển khai cụ thể từng công việc để thi công trên công trường chậm nhất trước ngày 15/2/2023 (việc giải quyết các chi phí phát sinh sẽ được thực hiện đồng thời với triển khai thi công trên công trường).
VEC báo cáo kết quả làm việc, phương án thi công khối lượng còn lại của Gói thầu J1 về Bộ GTVT và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Về đề xuất phương án bổ sung trụ tạm thi công, Bộ GTVT cho biết là theo quy định hợp đồng, nhà thầu thi công chịu trách nhiệm lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, phương án tổ chức thi công.
“Do vậy, yêu cầu nhà thầu Gói thầu J1 khẩn trương đệ trình VEC hồ sơ thiết kế phương án tổ chức thi công để phê duyệt, làm cơ sở triển khai thi công và xác định khối lượng, chi phí phát sinh”, công văn số 694 nêu rõ.
Về phát sinh chi phí dừng chờ, tái khởi động thi công, Bộ GTVT chỉ đạo VEC yêu cầu nhà thầu khẩn trương bổ sung đầy đủ hồ sơ pháp lý liên quan làm cơ sở giải quyết theo đúng quy định, đảm bảo quyền lợi của nhà thầu; đồng thời yêu cầu nhà thầu Gói thầu J1 tích cực và quyết liệt làm việc với VEC thống nhất kế hoạch tái khởi động và giải quyết các phát sinh của hợp đồng.
Bộ GTVT giao VEC tổ chức rà soát kỹ nội dung các hồ sơ, hợp đồng và làm việc cụ thể với nhà thầu để giải quyết dứt điểm các nội dung bổ sung, phát sinh theo đúng quy định của hợp đồng, pháp luật liên quan, không làm ảnh hưởng tiến độ. Trường hợp nhà thầu tiếp tục trì hoãn, kéo dài thời gian tái khởi động thi công thì kiên quyết xử lý theo quy định hợp đồng (trong đó có việc chấm dứt hợp đồng).
Đối với các gói thầu đang triển khai thi công, Bộ GTVT chỉ đạo VEC yêu cầu các nhà thầu tập trung thi công đảm bảo đúng tiến độ.
Đối với các gói thầu chấm dứt hợp đồng, lựa chọn nhà thầu mới, VEC Khẩn trương làm việc với JICA cho ý kiến về thông tin đấu thầu Gói thầu J3 và khẩn trương hoàn thiện thủ tục lựa chọn nhà thầu các gói thầu A1, A4, A6 để sớm triển khai thi công đảm bảo tiến độ chung toàn Dự án.
Được biết, Gói thầu J1 có tổng chiều dài 2,7635km gồm cầu Bình Khánh và cầu cạn, đi qua huyện Nhà Bè và Cần Giờ của TP. HCM được VEC và Liên danh Shimizu Corporation - Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và kỹ thuật Vinaconex ký hợp đồng vào ngày 27/10/2015. Giá trị hợp đồng là 2.816,753 tỷ đồng (không bao gồm dự phòng và VAT); hình thức hợp đồng là theo đơn giá điều chỉnh; thời gian thực hiện theo Hợp đồng là 1.430 ngày (từ 1/4/2016 - 29/2/2020).
Gói thầu J1 đã dừng thi công hạng mục cầu dây văng ngày 22/6/2018, dừng toàn bộ Gói thầu ngày 30/4/2020 với sản lượng đạt 77,63% khối lượng công việc. Nguyên nhân dừng thi công, chậm gia hạn tiến độ là do từ đầu năm 2019, Dự án không được bố trí nguồn vốn JICA theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12/11/2018 của Quốc hội dẫn đến Gói thầu J1 không có vốn và phải dừng thi công.
Mặt khác, từ năm 2018 sau khi VEC chuyển sang Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã phát sinh vướng mắc về việc xác định “cơ quan chủ quản, cấp quyết định đầu tư” dẫn đến khi thời hạn hoàn thành hợp đồng của Gói thầu J1 hết hạn ngày 29/02/2020, không đủ cơ sở để thực hiện gia hạn thời gian hoàn thành gói thầu.

-
Gần 1,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc chọn thầu xây nhà ga hành khách Sân bay Long Thành -
Thị trường M&A 2023: Lạc quan thận trọng -
Hậu Giang trao giấy chứng nhận đầu tư dự án thức ăn thủy sản vốn 23,6 triệu USD -
Hà Giang đề xuất 9.800 tỷ đồng xây cao tốc; Đà Nẵng đầu tư 12 tỷ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu -
Hợp tác phát triển trên Hành lang kinh tế Đông - Tây
-
1 10.800 doanh nghiệp thành lập mới, 43.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
-
2 Gần 1,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
-
3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc chọn thầu xây nhà ga hành khách Sân bay Long Thành
-
4 Nhận diện thương vụ M&A điển hình thời bất động sản khát vốn
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 30/1
-
Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile thông báo mời thầu
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"